LA03.234_Chính sách tài chính thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng khung lý luận về chính sách tài chính thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vận dụng nó để phân tích thực trạng chính sách tài chính thu hút FDI phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017, để đề xuất các giải pháp khả thi hoàn thiện chính sách tài chính nhằm thu hút FDI phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 tầm nhìn đến 2030.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án phải hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây:
– Luận giải rõ các vấn đề lý luận liên quan đến luận án như FDI và thu hút FDI, cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI, các chính sách tài chính tác động đến các nhân tố như thế nào để thúc đẩy thu hút FDI vào địa phương để tạo khung lý thuyết cho phân tích đánh giá thực tiễn.
– Phân tích đánh giá thực trạng chính sách tài chính thu hút FDI phục vụ chuyển dịch CCKT ở Thanh Hóa, chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó.
– Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính nhằm thu hút FDI phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thanh Hóa thời gian tới.
Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên các câu hỏi nghiên cứu mà luận án phải giải quyết thấu đáo đó là:
Một là, thu hút FDI có vai trò như thế nào đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ?
Hai là, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào địa phương là những nhân tố nào?
Ba là chính sách tài chính phải làm gì đối với các nhân tố nhằm thúc đẩy thu hút FDI vào địa phương?
Bốn là, Thực trạng chính sách tài chính đối với các nhân tố trong thu hút FDI phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2017 diễn ra cụ thể như thế nào?
Năm là, cơ cấu kinh tế mục tiêu mà tỉnh Thanh Hóa hướng tới đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030 là gì?
Sáu là, có những giải pháp gì để hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy thu hút FDI phục vụ chuyển dịch CCKT của tỉnh Thanh Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn vềchính sách tài chính với việc thu hút FDI phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu chính sách tài chính: chủ yếu tập trung vào chính sách chi ngân sách Nhà nước và chính sách thuế, khuyến khích việc thu hút FDI phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế của Thanh Hóa.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thu hút FDI phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa và kinh nghiệm thu hút FDI phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số Quốc gia, các địa phương khác của Việt Nam.
Phạm vi về thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu các vấn đề thực tiễn thu hút FDI phục vụ chuyển dịch CCKT ở tỉnh Thanh Hóa và kinh nghiệm của một số Quốc gia và các địa phương khác của Việt Nam trên cơ sở tình hình, số liệu từ năm 2011 đến năm 2017. Các đề xuất, mục tiêu, quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính thu hút FDI phục vụ chuyển dịch CCKT của tỉnh Thanh Hóa được nghiên cứu áp dụng đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: lấy phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương pháp luận cơ bản, đồng thời áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp quy nạp, diễn dịch, tham khảo ý kiến chuyên gia công tác trong lĩnh vực liên quan đến đề tài luận án để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau: cục thống kê Thanh Hóa, Tổng cục thống kê Việt Nam, Sở kếhoạch & Đầu tư Thanh Hóa, ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa. Ngoài ra số liệu còn được thu thập trên các phương pháp thông tin đại chúng: như tạp chí khoa học, sách chuyên khảo, Internet. Các nguồn số liệu này được dùng để hệ thống hóa cơ sở lý luận về FDI, chuyển dịch CCKT, chính sách về tài chính để thu hút FDI và dùng để phân tích thực trạng chính sách tài chính thu hút FDI phục vụ chuyển dịch CCKT của tỉnh Thanh Hóa.
Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh nhằm làm rõ thực trạng chính sách tài chính với thu hút FDI phục vụ chuyển dịch CCKT của tỉnh Thanh Hóa từ đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của việc thực hiện các chính sách tài chính trên.
6. Những đóng góp mới của luận án
* Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận cơ bản vềchính sách tài chính thu hút FDI, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI và chính sách tài chính thu hút FDI phục vụ chuyển dịch CCKT bao gồm các vấn đề chính sách tài chính, nhấn mạnh đến chính sách chi NSNN, chính sách thuếvề phát triển cơ sở hạ tầng, xúc tiến đầu tư, đất đai, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính. Luận án đã nêu lên kinh nghiệm sử dụng chính sách tài chính thu hút FDI phục vụ chuyển dịch CCKT cuả một số quốc gia và địa phương trong nước qua đó rút ra bài học cho tỉnh Thanh Hóa.
* Về mặt thực tiễn: Luận án đã phân tích làm rõ thực trạng FDI và thực trạng chính sách tài chính thu hút FDI phục vụ chuyển dịch CCKT của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2017. Trong đó nhấn mạnh phân tích chính sách chi NSNN và chính sách thuế đối với xây dựng cơ sở hạ tầng, xúc tiến đầu tư, đất đai, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính trong thu hút FDI phục vụ chuyển dịch CCKT của tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở đó luận án đã đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế cũng như các nguyên nhân hạn chế đó. Từ đó, luận án đề xuất hai nhóm giải pháp gồm nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính và nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm tăng cường thu hút FDI thúc đẩy chuyển dịch CCKT của tỉnh Thanh Hóa nhanh hơn nữa.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận án gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Chính sách tài chính thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chương 2: Thực trạng chính sách tài chính thu hút đầu tư trực ti ếp nước ngoài phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Hoàn thiện chính sách tài chính nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.