Wednesday, March 3, 2021
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Tiến Sĩ

Chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam

admin by admin
October 31, 2019
in Tiến Sĩ, Văn hóa học
0
Luận án tiến sĩ văn hóa học
595
SHARES
3.3k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

LA35.022_Chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Tham khảo thêm :

  • Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính
  • Hoàn thiện việc công bố thông tin báo cáo bộ phận trong hệ thống báo cáo…
  • Tác động của quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam
  • Chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh…
  • Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng Nghiên cứu sự tham gia của…
  • Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong…
  • Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm ở Việt Nam
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về sự công bằng trong thu nhập của…
  • Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp xây…
  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với người lao động trong…

Dựa trên hệ thống chính sách hiện có đối với nghệ nhân và thực tiễn thực hành di sản văn hóa phi vật thể, luận án tập trung vào nghiên cứu về nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể, hệ thống chính sách hiện có đối với nghệ nhân và thực tiễn thi hành chính sách để từ đó đưa ra đề xuất, khuyến nghị xây dựng hệ thống chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể một cách toàn diện, tổng thể, tiệm cận tới “đúng và đủ” trong việc ban hành và thực hiện các chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể nhằm góp phần vào thực tiễn quản lý DSVH PVT ở Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu lý luận về DSVH PVT, về nghệ nhân, cộng đồng trong mối quan hệ của DSVH PVT.

– Nghiên cứu các nội dung về lý luận, phương pháp luận về nhu cầu, động lực của sáng tạo của con người với vai trò là người nắm giữ những kỹ năng, kỹ thuật và hiểu biết về DSVH PVT.

– Nghiên cứu quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT.

– Đánh giá thực trạng chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT ở Việt Nam từ đó tìm ra những ưu điểm, bất cập và thiếu sót của chính sách để từ đó đưa ra những đề xuất nội dung chính sách cho phù hợp.

– Xây dựng khung chính sách và đề xuất các nội dung bổ sung, chỉnh sửa các chính sách hiện có góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT ở Việt Nam. Cụ thể là góp phần chỉnh sửa Luật Di sản văn hóa và Luật Thi đua, Khen thưởng và các VBQPPL liên quan.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là DSVH PVT, nghệ nhân thực hành các loại hình DSVH PVT ở Việt Nam, chính sách đối với nghệ nhân qua hệ thống các VBQPPL của Việt Nam từ trung ương tới địa phương, một số chương trình, dự án, đề án liên quan, một số quy chế, quy định của các địa phương và kinh nghiệm của UNESCO, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thời gian nghiên cứu của luận án là từ năm 2001 (năm ban hành Luật Di sản văn hóa) tới nay.

4. Phương pháp luận

Nghệ nhân giữ vai trò then chốt trong việc thực hành, bảo vệ và phát huy giá trị DSVH PVT. Bảo vệ và phát huy giá trị DSVH PVT là bảo vệ con người, tạo ra các cơ sở giúp con người (nghệ nhân, người thực hành) có điều kiện tốt, phù hợp nhất để thực hành DSVH PVT đang nắm giữ. Khi nghiên cứu về chính sách thông qua hệ thống các VBQPPL đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT, tác giả chọn các phương pháp luận chính của Quản lý di sản văn hóa, Khoa học chính sách, Tâm lý học.

Từ góc độ Tâm lý học và Khoa học chính sách, tác giả nghiên cứu chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT như là một tập hợp các biện pháp ứng xử có chọn lọc đối với họ nhằm kích thích vào động cơ thực hành, truyền dạy, sáng tạo/tái sáng tạo DSVH PVT của họ hướng theo việc thực hiện các chủ trương, quan điểm, mục tiêu của cơ quan quản lý.

Tác giả sử dụng Lý thuyết về động lực của con người trong Tâm lý học của tác giả Abraham Maslow. Trong đó, tác giả tập trung vào vận dụng Tháp nhu cầu được Ông đưa ra vào năm 1943 trong bài viết “Lý thuyết về động lực của con người”.

5. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp tiếp cận liên ngành/đa ngành: di sản văn hóa, quản lý di sản văn hóa, khoa học chính sách, tâm lý học được áp dụng.

– Phân tích tổng hợp: Phương pháp này được dùng để tập hợp các thông tin tài liệu đã thu thập được, xây dựng các nội dung, vấn đề có liên quan đến lý luận và thực tiễn về nghệ nhân, cộng đồng, DSVH PVT, chính sách; phân tích các tài liệu, văn bản là các VBQPPL, các nghiên cứu đã có liên quan tới nghệ nhân, chính sách đối với nghệ nhân, DSVH PVT.

– Phương pháp quan sát tham dự: dựa trên điều kiện được tham gia, tiếp cận với nhiều hoạt động liên quan tới nghiên cứu, xây dựng và thực thi chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT từ năm 2001 tới nay, tác giả sử dụng sự tham gia, quan sát, trải nghiệm và tổng hợp của bản thân để thu thập, phân tích thông tin và đưa ra nhận định phục vụ cho luận án.

– Phương pháp khảo sát, phỏng vấn sâu: tác giả triển khai khảo sát, phỏng vấn nghệ nhân với vai trò là người thụ hưởng chính sách, nhà quản lý liên quan tới DSVH PVT ở các địa phương về sự tác động của chính sách đối với nghệ nhân, về việc triển khai, thực thi chính sách trong thực tiễn.

– Phương pháp mô hình hóa: tác giả dùng phương pháp mô hình hóa nhằm diễn tả, kết nối các nội dung được nghiên cứu.

6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

6.1. Câu hỏi nghiên cứu

– Hiện trạng chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT ở Việt Nam hiện nay là như thế nào?

– Nếu chỉ dừng lại ở việc ban hành các chính sách liên quan tới “tôn vinh” hoặc chính sách “đãi ngộ” ở góc độ là chính sách “an sinh xã hội” thì đó có phải là cách tiếp cận “đúng và đủ” để phát huy hết vai trò của nghệ nhân thực hành DSVH PVT trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH PVT?

– Đâu là chính sách phù hợp để “kích hoạt” vào hoạt động thực hành của nghệ nhân để DSVH PVT được bảo vệ và phát huy hiệu quả trong bối cảnh hiện nay, góp phần vào thúc đẩy sự phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội?

6.2. Giả thuyết nghiên cứu

Tác giả cho rằng, việc ban hành chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT chưa đạt được như mong muốn là do chưa xác định được khung chính sách đối với đối tượng này bên cạnh những hạn chế trong kỹ thuật ban hành VBQPPL thời gian qua.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trên phương diện lý luận:

– Tác giả áp dụng quan điểm, lý luận về DSVH PVT, về quản lý DSVH PVT nhằm nhận diện rõ hơn về các loại hình DSVH PVT; về khái niệm, đặc điểm, vai trò của nghệ nhân trong việc thực hành DSVH PVT; về vai trò của nghệ nhân trong mối quan hệ giữa nghệ nhân, nhà nước và cộng đồng trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH PVT. Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc bổ khuyết các lý luận về DSVH PVT như là một môn khoa học đang hình thành.

– Kết quả nghiên cứu của luận án tạo cơ sở khoa học để đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm phát huy tốt hơn vai trò, kỹ năng, kỹ thuật, am hiểu, sự đóng góp cho cộng đồng và khả năng sáng tạo của nghệ nhân trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị DSVH PVT ở Việt Nam.

Trên phương diện thực tiễn: Luận án mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống chính sách đối với nghệ nhân nói riêng và DSVH PVT nói chung ở Việt Nam. Cụ thể là, đóng góp các nội dung tổng quát và cụ thể vào việc sửa đổi, bổ sung các VBQPPL như: Luật Di sản văn hóa, Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản liên quan.

8. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (6 trang), Tài liệu tham khảo (11 trang), Phụ lục (36 trang), Luận án gồm 3 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam (48 trang).

Chương 2. Thực trạng chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam (52 trang).

Chương 3. Góp phần hoàn thiện chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam (41 trang).

TẢI XUỐNG 。◕‿◕。

Nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Website: https://luanvanaz.com
Email: luanvanaz@gmail.com
ii

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………… ii DANH MỤC SƠ ĐỒ………………………………………………… ii DANH MỤC BIỂU, MÔ HÌNH…………………………………….. iv MỞ ĐẦU……………………………………………………………… 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ NHÂN THỰC HÀNH
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở VIỆT NAM….….………… 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu……………………….. 9
1.1.1. Những nghiên cứu về đặc điểm, vai trò của nghệ nhân… 9
1.1.2. Những nghiên cứu về chính sách đối với nghệ nhân……. 13
1.2. Cơ sở lý luận…………………………………………….. 22
1.2.1. Di sản văn hóa và chính sách…………………………… 22
1.2.2. Di sản văn hóa phi vật thể……….……………………… 28
1.2.3. Lý thuyết về động lực của con người 29
1.3. Khái quát về nghệ nhân thực hành di sản văn hóa
phi vật thể ở Việt Nam……………….……………………………… 40
1.3.1. Khái niệm……………………………….……………… 40
1.3.2. Đặc điểm…………………………….….……………… 42
1.3.3. Vai trò…………………………………..……………… 46
1.3.4. Nghệ nhân và sự sáng tạo…………….………………… 59
Chương 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGHỆ NHÂN THỰC HÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở VIỆT NAM 57
2.1. Quá trình xây dựng, ban hành chính sách……………. 57
2.1.1. Các Nghị quyết của Đảng……………………………… 57
2.1.2. Diễn trình ban hành văn bản về chính sách đối với nghệ nhân 59
2.1.3. Các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ 61
2.1.4. Các văn bản của địa phương, hội nghề nghiệp…………. 69
2.1.5. Đề xuất chính sách của một số tỉnh, thành phố…………. 73
2.2. Thực hiện các chính sách đối với nghệ nhân thực hành
di sản văn hóa phi vật thể thông qua một số chương trình, dự án… 78
2.2.1. Chương trình tôn vinh Nghệ nhân dân gian của Hội Văn
nghệ dân gian Việt Nam………………….…………………………… 78
2.2.2. Xây dựng danh sách Nghệ nhân Quan họ…………………… 80
iii

2.2.3. Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ 81
2.2.4. Dự án Mê Công: Dòng sông kết nối các nền văn hóa…… 83
2.2.5. Dự án Thiết lập Hệ thống Báu vật nhân văn sống ở Việt Nam 85
2.2.6. Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa…………….. 86
2.3. Một số hạn chế của chính sách đối với nghệ nhân thực
hành di sản văn hóa phi vật thể…………………..………………….. 90
2.3.1. Nhận thức…………………………….………………… 90
2.3.2. Sự thiếu đồng bộ, thống nhất và toàn diện của các văn bản 103
2.3.3. Sự tham gia của các tổ chức xã hội……………………… 108
Chương 3. GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGHỆ NHÂN THỰC HÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
Ở VIỆT NAM………………………………………………………… 110
3.1. Kinh nghiệm của UNESCO, Nhật Bản và Hàn Quốc … 110
3.1.1. Kinh nghiệm của UNESCO…………..………………… 110
3.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản………..…………………… 114
3.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc………….………………… 117
3.2. Quan điểm, mục tiêu, khung và các nhóm chính sách đối
với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam…… 124
3.2.1. Quan điểm, mục tiêu…………………………………… 124
3.2.2. Khung chính sách……………….……………………… 128
3.2.3. Các nhóm chính sách…………………………………… 132
3.3. Các văn bản quy phạm pháp luật cần điều chỉnh và ban
hành mới……………………………………………………………….. 141
3.3.1. Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa…………..……… 141
3.3.2. Sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng…………… 146
3.3.3. Ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật dưới luật…. 147
KẾT LUẬN………………………………………………….. 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………… 156
PHỤ LỤC…………………………….………………………. 168
iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. DSVH PVT : Di sản văn hóa phi vật thể

2. DSVH : Di sản văn hóa

3. NNND : Nghệ nhân nhân dân

4. NNƯT : Nghệ nhân ưu tú

5. Nxb : Nhà xuất bản

6. PL : Phụ lục

7. PKSCB : Phiếu khảo sát cán bộ

8. PKSNN : Phiếu khảo sát nghệ nhân

9. Stt : Số thứ tự

10. TL : Tài liệu

11. Tr. : Trang

12. UBND : Ủy ban nhân dân

13. UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc

14. VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật

15. VHTTDL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch
v

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 1.1. Mối tương quan giữa các loại hình DSVH PVT…………… 32

Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa Cộng đồng, Nghệ nhân và DSVH PVT 37

Sơ đồ 1.3. Mối tương quan giữa nghệ nhân-người thực hành và cộng đồng 44

Sơ đồ 1.4. Mối tương quan giữa các hoạt động chính của nghệ nhân 47

Sơ đồ 2.1. Hệ thống xét tặng danh hiệu “NNND”, “NNƯT” theo các

cơ quan……..………………………….………………….. 93

Sơ đồ 2.2. Hệ thống xét tặng danh hiệu “NNND”, “NNƯT” theo các

cấp hội đồng………………………………………………………………. 94

Sơ đồ 3.1. Các hình thức truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể………. 137

Sơ đồ 3.2. Sự tác động của chính sách đối với nghệ nhân tới Xã hội,

Nhà nước và doanh nghiệp…………………….………….. 138
vi

DANH MỤC BIỂU, MÔ HÌNH

Trang

Biểu 2.1. Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa nguồn vốn

ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển năm 2006-2010 88

Biểu 2.2: Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa nguồn vốn

ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển năm 2011-2013 88

Mô hình 3.1. Tháp nhu cầu ứng dụng với nghệ nhân thực hành di

sản văn hóa phi vật thể …………………………….…. 129

Mô hình 3.2. Mô hình hợp tác giữa Nhà nước – Cộng đồng – Nghệ

nhân và Xã hội trong hoạt động bảo vệ di sản văn hóa

phi vật thể……………………………………………………………. 132
1

1. Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU

Năm 2001, Luật Di sản văn hóa, bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên về di sản văn hóa Việt Nam, đã được Quốc hội thông qua tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, bảo vệ và phát huy giá trị DSVH PVT nói riêng. Theo sau đó là hệ thống VBQPPL hướng dẫn thực hiện Luật Di sản văn hóa được ban hành tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Hệ thống pháp luật này đã kế thừa giá trị của các văn bản pháp luật trước đó, cập nhật những vấn đề thực tiễn cuộc sống đang đặt ra đôi vơi viêc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể sáng tạo và các đối tượng sử dụng, hưởng thụ; có sự tích hợp và tương thích với luật pháp và công ước quốc tế; thể hiện sự minh bạch, khả thi; tạo điều kiện cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở nước ta ngày càng thu hút được sự tham gia tích cực của toàn xã hội, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ có hiệu quả của cộng đồng quốc tế. Trong đó ghi nhận sự thành công của lĩnh vực quản lý DSVH PVT và cho thấy DSVH PVT ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng chủ thể thực hành và toàn xã hội, phục vụ mục đích gìn giữ bản sắc văn hóa và hội nhập quốc tế. Cùng với đó, lần đầu tiên chính sách đối với nghệ nhân cũng được quy định trong Luật Di sản văn hóa.
Trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH PVT, người nắm giữ, thực hành di sản được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất. DSVH PVT không nằm ngoài con người, nó được chính bản thân con người dưới góc độ là cá nhân, nhóm, cộng đồng nắm giữ và thực hành. Họ là những người đóng vai trò chủ chốt trong quá trình tiếp nhận, sáng tạo và chuyển giao cho thế hệ kế tiếp; là những người “kiến tạo xã hội mang mầu sắc truyền thống”. Nói như vậy có nghĩa là, DSVH PVT luôn sống cùng đời sống của con người; nó chịu những
2

tác động, đe dọa và có nguy cơ mai một, thất truyền, “đóng băng ở quá khứ”. Do đó việc bảo vệ, truyền dạy, thực hành và tái sáng tạo DSVH PVT sẽ giúp gìn giữ di sản phi vật thể sống, thay đổi và thích ứng với đời sống.
Đăc thu cua di san văn hóa phi vật thể la phân lơn đươc gin giư, trao truyên băng truyên miêng, truyền nghề vi vây, nghệ nhân thực hành có vị trí quan trọng hàng đầu. Họ là người được kế thừa, năm giư di san cua cha ông truyên lai qua bao đơi, tiêp tuc thực hành, gìn giữ và trao truyền lại cho thế hệ mai sau. Nghệ nhân thực hành được ví như những “báu vật nhân văn sống”, “bảo tàng sống”, “kho tàng di sản văn hóa sống” mà không thể có một hình thức vật chất nào thay thế được. Bất cứ nghệ nhân nào mất đi họ sẽ mang theo toàn bộ “kho tàng” đó. Bơi vây, sư tôn tai cua DSVH PVT phụ thuộc rât nhiêu vào nghệ nhân thực hành cung vơi y thưc gin giư, bao vê cua ho. Hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH PVT trên mọi phương diện từ ban hành chính sách, thực hiện công tác quản lý,… đều hương tới mục tiêu bảo vệ, hỗ trợ, khuyên khich nghệ nhân thực hành và cộng đồng không ngừng gìn giữ, thực hành và trao truyền cac gia tri di san văn hoa phi vât thê ho đang năm giư. Tuy nhiên, cho đến nay, việc ban hành các VBQPPL về chính sách đối với các nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể còn nhiều thiếu sót, bất cập, chưa đáp ứng được những vấn đề thực tiễn đặt ra cùng với đó là sự chưa đồng bộ của hệ thống VBQPPL cũng như các chính sách liên quan. Khiếm khuyết này ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp tới mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, DSVH PVT nói riêng. Thời gian qua đã có rât nhiều nghệ nhân tiêu biểu qua đơi ma chưa nhận được sự tôn vinh, chính sách đãi ngộ xứng đáng. Bên cạnh đó, có nhiều nghệ nhân đang gặp nhiều khó khăn không chỉ trong hoạt động thực hành DSVH PVT mà còn ngay trong chính cuộc sống, bởi họ là những người không thuộc các cơ quan nhà nước, không có lương, ít được hưởng chính sách xã hội. Nhiều người trong số họ sinh sống
3

ở các vùng dân tộc thiểu số, khó khăn. DSVH PVT do họ đang nắm giữ chưa

thể được phát huy đúng mức.

Công tác xet phong tặng danh hiệu cao quý của Nhà nước cho những người co công nắm giữ, thưc hành và truyền dạy DSVH PVT cũng như những chính sách đãi ngộ cho những đối tượng này trong những năm qua đã được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm: Nhà nước đã từng bước ban hành và hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật có liên quan. Tính đến nay, đã có 02 Luật, 03
Nghị định liên quan trực tiếp tới nghệ nhân thực hành DSVH PVT gồm: Luật Di sản văn hóa, Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định số 62/2014 /NĐ-CP, Nghị định 123/2014/NĐ-CP và Nghị định 109/2015/NĐ-CP. Qua hai đợt xét phong tặng danh hiệu năm 2015 và 2019 theo Nghị định số 62/2014/NĐ-CP, đã có
1.253 cá nhân được phong tặng, trong đó có 66 NNND và 1.187 NNƯT. Và, Hội

đồng thuộc lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống cũng đã có 17 NNND,

120 NNƯT. Ở cấp độ các tổ chức chính trị, xã hội, một số tổ chức đã tôn vinh nghệ nhân băng môt sô danh hiệu khác nhau như Hôi Văn nghê dân gian Viêt Nam, đên nay đa phong tăng danh hiêu Nghê nhân dân gian cho khoang 600 nghê nhân. Ở một số địa phương như Thành phố Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ,… cũng đã và đang xây dựng quy chế để xét phong tặng và có chính sách đãi ngộ cho những nghệ nhân, người thực hành co công đong gop vao viêc gin giư va phat huy gia tri di sản văn hóa phi vât thê ở địa phương.
Mặc dù đã có những VBQPPL về di sản văn hóa liên quan tới nghệ nhân thực hành DSVH PVT, tuy nhiên ở mức độ nào đó, chính sách đối với nghệ nhân vẫn còn nhiều nội dung khác mà hệ thống văn bản này chưa đề cập đến hoặc có đề cập nhưng còn nhiều vướng mắc trong thực hiện. Hay nói cách khác, hệ thống VBQPPL về chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trên cơ sở mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị DSVH PVT
4

trong đời sống đương đại, thúc đẩy sự sáng tạo giá trị văn hóa mới, góp phần vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng, đất nước.
Từ những nhận định đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu là Chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Dựa trên hệ thống chính sách hiện có đối với nghệ nhân và thực tiễn thực hành DSVH PVT, luận án tập trung vào nghiên cứu về nghệ nhân thực hành DSVH PVT, hệ thống chính sách hiện có đối với nghệ nhân và thực tiễn thi hành chính sách để từ đó đưa ra đề xuất, khuyến nghị xây dựng hệ thống chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT một cách toàn diện, tổng thể, tiệm cận tới “đúng và đủ” trong việc ban hành và thực hiện các chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT nhằm góp phần vào thực tiễn quản lý DSVH PVT ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu lý luận về DSVH PVT, về nghệ nhân, cộng đồng trong mối quan hệ của DSVH PVT.
– Nghiên cứu các nội dung về lý luận, phương pháp luận về nhu cầu, động lực của sáng tạo của con người với vai trò là người nắm giữ những kỹ năng, kỹ thuật và hiểu biết về DSVH PVT.
– Nghiên cứu quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách

đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT.

– Đánh giá thực trạng chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT ở Việt Nam từ đó tìm ra những ưu điểm, bất cập và thiếu sót của chính sách để từ đó đưa ra những đề xuất nội dung chính sách cho phù hợp.
– Xây dựng khung chính sách và đề xuất các nội dung bổ sung, chỉnh sửa các chính sách hiện có góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách đối với nghệ
5

nhân thực hành DSVH PVT ở Việt Nam. Cụ thể là góp phần chỉnh sửa Luật Di sản văn hóa và Luật Thi đua, Khen thưởng và các VBQPPL liên quan.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là DSVH PVT, nghệ nhân thực hành các loại hình DSVH PVT ở Việt Nam, chính sách đối với nghệ nhân qua hệ thống các VBQPPL của Việt Nam từ trung ương tới địa phương, một số chương trình, dự án, đề án liên quan, một số quy chế, quy định của các địa phương và kinh nghiệm của UNESCO, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thời gian nghiên cứu của luận án là từ năm 2001 (năm ban hành Luật Di sản văn hóa) tới nay.
4. Phương pháp luận

Nghệ nhân giữ vai trò then chốt trong việc thực hành, bảo vệ và phát huy giá trị DSVH PVT. Bảo vệ và phát huy giá trị DSVH PVT là bảo vệ con người, tạo ra các cơ sở giúp con người (nghệ nhân, người thực hành) có điều kiện tốt, phù hợp nhất để thực hành DSVH PVT đang nắm giữ. Khi nghiên cứu về chính sách thông qua hệ thống các VBQPPL đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT, tác giả chọn các phương pháp luận chính của Quản lý di sản văn hóa, Khoa học chính sách, Tâm lý học.
Từ góc độ Tâm lý học và Khoa học chính sách, tác giả nghiên cứu chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT như là một tập hợp các biện pháp ứng xử có chọn lọc đối với họ nhằm kích thích vào động cơ thực hành, truyền dạy, sáng tạo/tái sáng tạo DSVH PVT của họ hướng theo việc thực hiện các chủ trương, quan điểm, mục tiêu của cơ quan quản lý.
Tác giả sử dụng Lý thuyết về động lực của con người trong Tâm lý học của tác giả Abraham Maslow. Trong đó, tác giả tập trung vào vận dụng Tháp nhu cầu được Ông đưa ra vào năm 1943 trong bài viết “Lý thuyết về động lực của con người”.
6

5. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp tiếp cận liên ngành/đa ngành: di sản văn hóa, quản lý di sản văn hóa, khoa học chính sách, tâm lý học được áp dụng.
– Phân tích tổng hợp: Phương pháp này được dùng để tập hợp các thông tin tài liệu đã thu thập được, xây dựng các nội dung, vấn đề có liên quan đến lý luận và thực tiễn về nghệ nhân, cộng đồng, DSVH PVT, chính sách; phân tích các tài liệu, văn bản là các VBQPPL, các nghiên cứu đã có liên quan tới nghệ nhân, chính sách đối với nghệ nhân, DSVH PVT.
– Phương pháp quan sát tham dự: dựa trên điều kiện được tham gia, tiếp cận với nhiều hoạt động liên quan tới nghiên cứu, xây dựng và thực thi chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT từ năm 2001 tới nay, tác giả sử dụng sự tham gia, quan sát, trải nghiệm và tổng hợp của bản thân để thu thập, phân tích thông tin và đưa ra nhận định phục vụ cho luận án.
– Phương pháp khảo sát, phỏng vấn sâu: tác giả triển khai khảo sát, phỏng vấn nghệ nhân với vai trò là người thụ hưởng chính sách, nhà quản lý liên quan tới DSVH PVT ở các địa phương về sự tác động của chính sách đối với nghệ nhân, về việc triển khai, thực thi chính sách trong thực tiễn.
– Phương pháp mô hình hóa: tác giả dùng phương pháp mô hình hóa

nhằm diễn tả, kết nối các nội dung được nghiên cứu.

6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

6.1. Câu hỏi nghiên cứu

– Hiện trạng chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT ở

Việt Nam hiện nay là như thế nào?

– Nếu chỉ dừng lại ở việc ban hành các chính sách liên quan tới “tôn vinh” hoặc chính sách “đãi ngộ” ở góc độ là chính sách “an sinh xã hội” thì đó có phải là cách tiếp cận “đúng và đủ” để phát huy hết vai trò của nghệ nhân thực hành DSVH PVT trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH PVT?
7

– Đâu là chính sách phù hợp để “kích hoạt” vào hoạt động thực hành của nghệ nhân để DSVH PVT được bảo vệ và phát huy hiệu quả trong bối cảnh hiện nay, góp phần vào thúc đẩy sự phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu

Tác giả cho rằng, việc ban hành chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT chưa đạt được như mong muốn là do chưa xác định được khung chính sách đối với đối tượng này bên cạnh những hạn chế trong kỹ thuật ban hành VBQPPL thời gian qua.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trên phương diện lý luận:

– Tác giả áp dụng quan điểm, lý luận về DSVH PVT, về quản lý DSVH PVT nhằm nhận diện rõ hơn về các loại hình DSVH PVT; về khái niệm, đặc điểm, vai trò của nghệ nhân trong việc thực hành DSVH PVT; về vai trò của nghệ nhân trong mối quan hệ giữa nghệ nhân, nhà nước và cộng đồng trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH PVT. Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc bổ khuyết các lý luận về DSVH PVT như là một môn khoa học đang hình thành.
– Kết quả nghiên cứu của luận án tạo cơ sở khoa học để đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm phát huy tốt hơn vai trò, kỹ năng, kỹ thuật, am hiểu, sự đóng góp cho cộng đồng và khả năng sáng tạo của nghệ nhân trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị DSVH PVT ở Việt Nam.
Trên phương diện thực tiễn: Luận án mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống chính sách đối với nghệ nhân nói riêng và DSVH PVT nói chung ở Việt Nam. Cụ thể là, đóng góp các nội dung tổng quát và cụ thể vào việc sửa đổi, bổ sung các VBQPPL như: Luật Di sản văn hóa, Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản liên quan.
8

8. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (6 trang), Tài liệu tham khảo (11 trang), Phụ lục (36 trang), Luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam (48 trang).
Chương 2. Thực trạng chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn

hóa phi vật thể ở Việt Nam (52 trang).

Chương 3. Góp phần hoàn thiện chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam (41 trang).
9

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ NHÂN THỰC HÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở VIỆT NAM
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Những nghiên cứu về đặc điểm, vai trò của nghệ nhân

Dựa trên các lĩnh vực quan tâm của mình về các DSVH PVT cụ thể như: Ca Trù, Quan họ, Cồng chiêng, Sử thi, Đờn ca Tài tử, Hát Xoan, Tranh dân gian và nhiều loại hình DSVH PVT khác. Nhóm các tác giả này chủ yếu miêu tả về kỹ năng, kỹ thuật, hiểu biết và các đặc điểm của các nghệ nhân ở mỗi di sản, mỗi loại hình.
Tác giả Nguyễn Xuân Kính, trong bài viết tham dự hội thảo khoa học Vấn đề bảo vệ và phát huy di sản văn hóa với sự nghiệp đổi mới đất nước được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức vào năm 2003, đã chỉ ra ba đặc điểm cơ bản của nghệ nhân gồm: (1) Họ là những người có năng khiếu, có khả năng hơn những người khác; (2) Ở họ thường có sự tiếp nối giữa các thế hệ trong một gia đình, dòng họ; (3) Họ là những người có lòng say mê nghề nghiệp, có lương tâm nghề nghiệp, có phẩm chất tốt được cộng đồng mến phục, tin yêu [111, Tr. 69-89]. Đây có lẽ là những đặc điểm chung nhất về nghệ nhân. Ba đặc điểm này đã bao quát được các đặc tính cơ bản của nghệ nhân từ “năng khiếu”, “khả năng”, “sự trao truyền” cho đến “say mê”, “có lương tâm”, “có phẩm chất” và “được cộng đồng mến phục, tin yêu”.
Tác giả Nguyễn Quang Tuệ có một số nghiên cứu về nghệ nhân Cồng chiêng, Sử Thi như: “Môi trường và nghệ nhân diễn xướng Sử thi Ba Na (trường hợp huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai)” đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian số 2, năm 2008, “Tìm hiểu cách sáng tạo và lưu truyền Sử thi của người
10

Ba Na”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3, năm 2017. Tác giả đã mô tả khá cụ thể và chi tiết về đặc điểm thực hành, không gian, môi trường sáng tạo của các nghệ nhân Sử thi Ba Na [102, Tr. 39-43].
Tác giả Tô Ngọc Thanh, trong bài viết “Nghệ nhân dân gian – tài sản vô giá của nền văn hóa Việt Nam” đã nói rõ về vai trò của nghệ nhân, những người đang nắm giữ “gia tài văn hóa”:
Cộng đồng tự hào về họ vì nhờ có hoạt động sáng tạo của họ mà bản sắc văn hóa của cộng đồng được thể hiện tập trung, sắc nét. Đồng thời, chính họ là người lưu giữ và truyền dạy cho thế hệ sau vốn liếng văn hóa của cộng đồng,… Nghệ nhân đóng vai trò then chốt trong việc giữ gìn, thực hành và lưu truyền các giá trị văn hóa dân tộc. Nếu không có họ thì chắc chắn một khối lượng lớn các giá trị văn hóa sẽ không được bảo lưu một cách tập trung nhất cũng như sẽ không có “thầy” để dạy dỗ lớp trẻ,… [49, Tr. 15-20].
Đây là những nhận định, quan điểm khởi nguồn cho việc Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đưa ra danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”, một danh hiệu uy tín, có phạm vi quốc gia, được thực hiện sớm và vẫn được duy trì đến ngày nay trong lĩnh vực văn hóa dân gian cũng như DSVH PVT.
Tác giả Ngô Đức Thịnh viết trong Thông báo khoa học số 1-2000 của Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, sau được in lại trong cuốn sách Bảo tồn và phát huy DSVH PVT ở Việt Nam, khi nói về một số đặc trưng của DSVH PVT nhấn mạnh đặc trưng là:
Văn hóa nói chung, đặc biệt là văn hóa phi vật thể đều là của cộng đồng (gia tộc, làng xã, địa phương, tộc người), nhưng nó tiềm ẩn trong trí nhớ và tâm thức của từng con người cụ thể, qua sự tiếp nhận và thể hiện của từng con người cụ thể, nên nó mang dấu ấn cá nhân và vai trò sáng tạo của cá nhân rất rõ rệt [76, Tr. 31-45].
11

Đồng quan điểm với tác giả Ngô Đức Thịnh, tác giả Lưu Trần Tiêu cũng nêu trong bài viết vào năm 2000 “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể”: “văn hóa phi vật thể là toàn bộ giá trị lịch sử – văn hóa thuộc mọi lĩnh vực sáng tạo tinh thần, được lưu giữ bằng trí nhớ và được lưu truyền chủ yếu bằng hình thức truyền miệng (đặc biệt đối với các dân tộc không có chữ viết), bao gồm: luật tục, phong tục,…” [76, Tr. 46-56].
Tác giả Nguyễn Chí Bền đã viết vào tháng 7 năm 2002: “Điều quan trọng hơn cả đối với việc phát huy những DSVH PVT là làm cho di sản ấy sống giữa cuộc đời, như chính bản chất của nó. Làm sao để khơi dậy ý thức cộng đồng, niềm tự hào của cộng đồng về DSVH PVT, để di sản ấy sống trong cộng đồng như bản chất của nó.” [76, Tr. 77-95]. Đây có thể nói là một trong những quan điểm rõ ràng, sâu xa về mục tiêu, mục đích của hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH PVT. Và đây cũng cho thấy vai trò quan trọng của nghệ nhân, người thực hành, người nắm giữ di sản tại cộng đồng. Điều này cũng được tác giả Nguyễn Chí Bền tiếp tục nói tới trong cùng bài viết trên:
Họ vừa là người sáng tạo, lưu truyền, lưu giữ, trao truyền các DSVH PVT từ thế hệ này qua thế hệ khác. Việc sưu tầm, nghiên cứu, nhất là việc ghi chép bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại không thể không tính đến các nghệ nhân. Phát huy vai trò của nghệ nhân trong cộng đồng là công việc cần thiết mà chúng ta chưa có các chính sách, chủ trương hữu hiệu [76, Tr. 77-95].
Năm 2015, tác giả Bùi Quang Thanh có các bài viết “Quan họ và nghệ nhân Quan họ với quan hệ làng xã và môi sinh văn hóa” và bài viết “Từ môi trường xuất thân của nghệ nhân Quan họ”. Các bài viết đã bước đầu lý giải những nguyên nhân góp phần tạo thành những nghệ nhân, những người đã và đang nắm giữ di sản và trao truyền di sản, nghệ nhân Quan họ với quan hệ làng xã và môi sinh văn hóa trong môi trường văn hóa đương đại.
12

Có thể nói, xuất phát từ lịch sử nhiều thập kỷ nghiên cứu văn hóa dân gian ở nước ta, các tác giả nghiên cứu về DSVH PVT đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm của nghệ nhân từ cách tiếp cận của văn hóa dân gian hoặc những khoa học liên quan. So với các nghiên cứu khác về nghệ nhân thì nhóm các công trình nghiên cứu này có nhiều bài viết, sách với sự tham gia của nhiều tác giả nhất.
Năm 2018, tác giả Nguyễn Đắc Toàn đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Văn hóa học tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam với đề tài: Nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh trong đời sống văn hóa đương đại. Đây là một trong số ít công trình dưới góc độ là một luận án tiến sĩ nghiên cứu cụ thể về nghệ nhân. Bên cạnh việc tìm hiểu về sinh hoạt văn hóa Quan họ dưới góc nhìn tổng thể là một DSVH PVT, tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu, nhận diện nghệ nhân Quan họ xưa và nay, vai trò của họ trong đời sống đương đại, trong việc duy trì, thực hành DSVH PVT Dân ca Quan họ. Tác giả cũng đã bàn luận, vai trò và xu thế biến đổi trong sinh hoạt văn hóa quan họ của nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh trên cơ sở nghiên cứu về xu hướng biến đổi của nghệ nhân Quan họ trong bối cảnh ngày nay và vai trò của họ trong đời sống đương đại [98].
Hầu hết các nhà nghiên cứu, với nhiều công trình nghiên cứu công phu về DSVH PVT, đều khẳng định vai trò của con người trong việc lưu giữ, thực hành DSVH PVT; DSVH PVT không nằm ngoài con người, cộng đồng chủ thể. Các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH PVT cũng đều xoay quanh con người, cộng đồng với vai trò là chủ thể, người nắm giữ DSVH PVT. Tác giả Nguyễn Quang Tuệ đã viết trong bài tham luận và phát biểu tại Hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng tổ chức tháng
12/2018 là: “không có nghệ nhân thì không có văn hóa dân gian” [112, Tr.163-

168]. Có thể nói, cho tới nay, các tác giả nghiên cứu về DSVH PVT đều có chung nhận định là nghệ nhân có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát
13

huy giá trị DSVH PVT; muốn bảo vệ DSVH PVT thì trước hết là bảo vệ con

người đang nắm giữ, thực hành DSVH PVT.

1.1.2. Những nghiên cứu về chính sách đối với nghệ nhân

Nghiên cứu về chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT được các nhà nghiên cứu, nhà quản lý đề cập hạn chế hơn so với các nội dung khác của nghệ nhân như vai trò, đặc điểm của nghệ nhân. Thời gian qua, khi đề cập tới chính sách, đa số tác giả đều cho thấy sự thiếu hụt, bất cập chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT. Từ việc thiếu quan tâm đối với đội ngũ này cho đến việc xây dựng và thực thi chính sách còn nhiều bất cập. Năm 2002, Tác giả Nguyễn Chí Bền đã nói rõ về nội dung này như sau:
Không thể không thừa nhận chúng ta chưa có chính sách thỏa đáng về vấn đề này. Lâu nay, mối quan tâm của chúng ta mới chỉ dừng lại ở các DSVH PVT mà chưa quan tâm tới chủ thể sáng tạo của nhân dân mà chưa ý thức đầy đủ khởi thủy sáng tạo ấy là một cá thể,… Phát huy vai trò của nghệ nhân trong cộng đồng là công việc cần thiết mà chúng ta chưa có các chính sách, chủ trương hữu hiệu. [76, Tr. 77-95].
Năm 2015, tác giả Bùi Quang Thanh có một số công trình, bài viết về nghệ nhân được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Tạp chí Văn hóa học, Tạp chí Di sản văn hóa, và công trình tiêu biểu, công phu nhất là về nghệ nhân Quan họ. Bài “Nghệ nhân và chính sách đối với nghệ nhân ở một số nước trên thế giới” viết chung với Nguyễn Thị Nhàn (Tạp chí Di sản văn hóa số 2, 2015) đã nêu ra kinh nghiệm ứng xử đối với nghệ nhân của một số nước trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản,… Năm
2016, tác giả Bùi Quang Thanh có công trình Nghiên cứu nghệ nhân Quan họ trong quá trình bảo tồn và phát huy di sản Dân ca Quan họ ở hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang với sự hỗ trợ của Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia. Công trình đã tập trung làm rõ một số vấn đề liên quan đến nghệ nhân Quan
14

họ như: phân tích làm rõ quan niệm, quan điểm của một số nước, UNESCO và Việt Nam về nghệ nhân, nghệ nhân dân gian, không gian văn hóa và thực trạng nghệ nhân Quan họ trong mối quan hệ làng xã, sinh hoạt văn hóa Quan họ. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sinh hoạt, đặc điểm thực hành của nghệ nhân Quan họ, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những nguy cơ tác động đến sinh hoạt văn hóa Quan họ, để từ đó làm rõ hơn về vai trò của nghệ nhân Quan họ. Đề tài cũng đã chỉ ra những biến đổi trong môi trường xuất thân của nghệ nhân Quan họ để dẫn đến biến đổi môi trường sinh hoạt và sáng tạo.
Trong bài tham luận của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội “Việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số” tại Hội thảo Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức tháng 12/2018 nêu:
Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho việc bảo tồn và nâng cao đời sống văn hóa cho vùng các dân tộc thiểu số. Trong đó chú ý các chính sách, chế độ khuyến khích các nghệ nhân trao truyền di sản văn hóa, khuyết khích lớp trẻ tiếp thu các di sản văn hóa. Chính sách này lồng ghép với chính sách ưu đãi đối với NNƯT và NNND ở các dân tộc [112, Tr. 21-28].
Cũng tại Hội thảo này, Ủy ban Dân tộc cũng đã tham luận đề xuất cần có chính sách và đầu tư đúng tầm tạo điều kiện phát huy vai trò của chủ thể văn hóa – đồng bào các dân tộc trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng và phát triển đất nước; xây dựng và phát huy vai trò xây dựng con người vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tác giả Trần Hữu Sơn viết trong bài “Bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc thiểu số”, cho rằng chính sách bảo tồn DSVH PVT là vấn đề quan trọng hàng đầu trong các giải pháp bảo tồn. Hiện nay, các chính sách bảo tồn di sản văn
15

hóa còn hạn chế về số lượng, vừa không phù hợp và thiếu tính khả thi. Ông đề nghị cần xây dựng chính sách trong đó tập trung vào những chính sách quan trọng như: Chính sách về nghệ nhân: tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ nhân tham gia sáng tạo và trao truyền di sản văn hóa trong cộng đồng; chính sách về khuyến khích cộng đồng sáng tạo di sản: mục tiêu là trao quyền chủ động cho cộng đồng bảo tồn và truyền dạy di sản. Cộng đồng có tiếng nói quyết định trong việc bảo tồn di sản nào đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện tại của họ và di sản có giá trị cao. Chính sách về truyền dạy một số di sản nghẹ thuật trong môi trường cộng đồng và trường học [112 Tr. 59-63].
Nhóm các tác giả Hoàng Cầm, Nguyễn Thị Phương Châm và Nguyễn Thị Hiền đã có những khảo cứu công phu về chính sách bảo vệ DSVH PVT của Việt Nam sau khi được UNESCO vinh danh, bài viết “Công tác bảo vệ và phát huy DSVH PVT được UNESCO vinh danh – Thành tựu, bất cập và các khuyến nghị bảo vệ” của nhóm tác giả này đã chỉ ra những bất cập trong việc truyền dạy và công tác nghệ nhân. Nhóm tác giả này nhận định rằng trong số các hoạt động bảo vệ ở các di sản được UNESCO vinh danh, công tác truyền dạy và vấn đề nghệ nhân là những hoạt động được thực hiện tích cực nhất và ở một mức độ nào đó đã đạt được một số kết quả nhất định. Các mô hình truyền dạy và vấn đề công nhận, vinh danh nghệ nhân hiện nay còn tồn tại một số bất cập, cần phải chỉnh sửa để công tác bảo vệ có chất lượng hơn. Việc triển khai Nghị định số 62/2014/NĐ-CP còn chậm và việc áp dụng các điều khoản được quy định đối với nghệ nhân ở trong Luật Di sản văn hóa còn chưa cụ thể và chưa thực hiện được trong thực tế. Từ nghiên cứu thực tiễn và lý luận, nhóm tác giả đã đưa ra khuyến nghị và đề xuất liên quan tới việc bảo vệ di sản văn hóa nói chung và chính sách đối với nghệ nhân nói riêng như: cần sớm chỉnh sửa, bổ sung Luật Di sản văn hóa; cần có thêm nhiều các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Di sản văn hóa để tăng cường nguồn lực và nâng cao vai trò chủ
16

động, tích cực của cộng đồng trong bảo vệ DSVH PVT; các chính sách cần đảm bảo tính đa dạng văn hóa, đảm bảo tính chỉnh thể của di sản văn hóa; quan tâm, hỗ trợ cộng đồng trong thực hành di sản văn hóa, tăng cường sự tham gia của cộng đồng, cần có những cơ chế đảm bảo việc chia sẻ một cách hợp lý về lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế, giữa chủ nhân của các di sản văn hóa với các bên liên quan.
Đối với nghệ nhân, nhóm tác giả này cũng cho rằng nghệ nhân đóng vai trò hết sức quan trọng, kể cả trong việc sưu tầm và tư liệu hóa lẫn truyền dạy. Nên, việc công nhận, tôn vinh và đãi ngộ nghệ nhân để khích lệ họ tham gia một cách tích cực và chủ động vào trong tất cả các hoạt động bảo tồn, là một việc hết sức cần thiết, cần được thực hiện ngay. Nhóm tác giả cũng đánh giá nỗ lực của Nhà nước trong việc ban hành các VBQPPL song do nhiều bất cập từ chính sách, cơ chế và nhận thức của các ban ngành về công tác nghệ nhân nên công tác này còn chưa được triển khai hiệu quả, nhiều địa phương còn có quá trình xét duyệt lâu dài, chưa đúng với chế độ, chính sách theo quy định [112, Tr.73-94].
Khi nói tới chính sách đối với nghệ nhân, đặc biệt là về chính sách đối với nghệ nhân Sử thi và Cồng chiêng tác giả Nguyễn Quang Tuệ đã phân tích kỹ lưỡng chính sách đối với nghệ nhân ở từng điều, khoản, mục của Luật Di sản văn hóa và đặc biệt là những quy định tại Nghị định số 109/2015/ NĐ-CP, ngày 28/10/2015 của Chính phủ về việc hỗ trợ đối với NNND, NNƯT có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. Tác giả đã không đồng tình với việc phân loại NNƯT theo tiêu chí nghèo khổ và bệnh tật để xét trợ cấp: “Câu hỏi đặt ra là có cần thiết phải phân loại NNƯT theo tiêu chí nghèo khổ và bệnh tật để xét trợ cấp hay không? Tôi rất muốn được nhắc lại thêm một lần nữa rằng, đây là vấn đề thuộc về tôn vinh tài năng, sự cống hiến chứ không phải nhân đạo, từ thiện.” Kết luận bài tham luận, tác giả viết: “Chủ trương, đường lối đúng đắn, chính sách tuy muộn và còn có vẻ bất cập nhưng dù sao thì cũng đã có, cụ thể. Đáng
17

tiếc là nó không/ chưa được thực hiện một cách kịp thời, rộng khắp.” [112, Tr.163-168].
Tháng 01 năm 2019, tác giả Bùi Hoài Sơn đã có bài “Chính sách bảo vệ nhân văn sống tại một số quốc gia và kinh nghiệm đối với Việt Nam” đăng trên Tạp chí Di sản văn hóa, số 1 (66), trong đó tác giả cũng đã đề cấp tới lịch sử chương trình báu vật nhân văn sống của UNESCO, kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc bảo vệ báu vật nhân văn sống với ba biện pháp bảo vệ những cá nhân tài năng trong lĩnh vực DSVH PVT của các nước gồm: thứ nhất, cấp các chứng nhận quốc gia cho các nghệ nhân; thứ hai, có những trợ cấp cho các nghệ nhân; thứ ba, thực hiện các chương trình đào tạo để các báu vật nhân văn sống có thể trao truyền kỹ năng nghề của mình; thứ tư, chính sách bảo vệ bản quyền và xây dựng thương hiệu cho các báu vật nhân văn sống. Từ những kinh nghiệm quốc tế, tác giả bài viết đã gợi ý một số kinh nghiệm đối với Việt Nam:
Việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân phải đi kèm với những chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng, “vấn đề đáng bàn ở đây, là sau khi trở thành những “NNƯT”, “NNND”, các nghệ nhân này phát huy vai trò của mình như thế nào trong xã hội! Các nghệ nhân đa phần ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, ở các thôn quê và nghèo khó. Sau khi được phong danh hiệu, các nghệ nhân hầu như không có chế độ đãi ngộ nào để họ có thêm quyết tâm gắn bó hơn với nghề [88, Tr. 20-24].
Có thể nói đây là những đánh giá, nhận định và đề xuất hết sức xác đáng về hiện trạng phong tặng danh hiệu cho các nghệ nhân thực hành DSVH PVT ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Tác giả Bùi Hoài Sơn cũng cho rằng:
Kinh nghiệm các nước cho chúng ta thấy, việc nhà nước tạo điều kiện, môi trường, thương hiệu cho các nghệ nhân – báu vật nhân văn sống – thực hành kỹ năng của họ. Các bảo tàng, viện nghiên cứu, nhà hát dân gian, nghệ thuật truyền thống chính là địa điểm tót để các
18

nghệ nhân thực hành và trao truyền kỹ năng của mình. Các sự kiện có liên quan tới DSVH PVT được tổ chức sẽ là cơ hội để các nghệ nhân thể hiện kỹ năng nghề của mình [88, Tr. 20-24].
Tác giả Bùi Hoài Sơn cho rằng trong bối cảnh những lợi ích kinh tế được đề cao như hiện nay, việc xây dựng, sử dụng và phát huy thương hiệu cho các nghệ nhân cần được chú trọng hơn: “Việc xây dựng thương hiệu cho các nghệ nhân, dù đó là thương hiệu của chính họ hay thông qua sản phẩm của họ, cũng là một trong những cách thức tốt để bảo vệ và phát huy giá trị của các nghệ nhân đó, đồng thời, cũng tạo ra những lợi ích cho xã hội nói chung,…”[88, Tr. 20-24].
Khi nói tới nghệ nhân, không thể không nhắc tới Chương trình thiết lập hệ thống Báu vật nhân văn sống của UNESCO. Chương trình này đã có tác động mạnh tới các quốc gia trên thế giới, thúc đẩy các quốc gia cần có các chính sách đối với nghệ nhân với tư cách là người nắm giữ những tài sản văn hóa quan trọng. Từ năm 1998 – 2001, các cuộc hội thảo, tập huấn của UNESCO về hệ thống Báu vật nhân văn sống đã được tổ chức tại các nước như: Hàn Quốc, Italy, Philippine, đã có 95 quốc gia thành viên đại diện cho các khu vực trên thế giới và 146 chuyên gia bao gồm cả nghệ nhân từ các nước có những hệ thống kiểu này đã tham gia. Các cuộc hội thảo đã tạo ra nhận thức về lợi ích và sự quan trọng của việc thiết lập hệ thống Báu vật nhân văn sống. Các quốc gia thành viên đã nghiên cứu khả năng thành lập một hệ thống Báu vật nhân văn sống hoặc đã tiến hành các bước chuẩn bị thành lập bao gồm Trung Quốc, Ghana, Israel, Malawi, Malaysia, Saint Lucia, Slovakia, Thổ Nhĩ Kỳ, Yugoslavia và Việt Nam.
Để triển khai Chương trình, UNESCO đã cho ban hành Hướng dẫn thiết lập hệ thống Báu vật nhân văn sống. Theo đó Hướng dẫn đã định nghĩa: “Báu vật nhân văn sống là những người có trình độ cao nhất, những kỹ năng và phương pháp kỹ thuật cần thiết cho việc hình thành những khía cạnh nhất định của đời sống văn hoá của một dân tộc và đảm bảo sự tồn tại liên tục của di sản
19

văn hoá đó.” [76, Tr. 381]. Hướng dẫn đã đưa ra nhận định rằng nói đến bảo tồn những di sản văn hoá phi vật thể là nói đến việc bảo tồn và chuyển giao các kỹ năng và kỹ thuật cần thiết để tạo ra chúng. Điều này chỉ có thể thực hiện được với sự công nhận đối với những người có khả năng sáng tạo, có các kỹ năng và biện pháp, kỹ thuật ở trình độ cao. Mục tiêu cơ bản của việc thiết lập hệ thống “Báu vật nhân văn sống” là bảo tồn các kỹ năng và biện pháp kỹ thuật cần thiết cho việc sáng tạo các biểu hiện văn hóa mà một nước coi là có giá trị cao về lịch sử và nghệ thuật. Hệ thống đưa ra việc tặng thưởng cho những cá nhân tài năng thể hiện rõ các kỹ năng, tài nghệ và các biện pháp, kỹ thuật này, qua đó họ sẽ được khuyến khích, động viên nhằm: tiếp tục thực hiện tốt công việc của mình; phát triển và mở rộng các lĩnh vực liên quan đến các công việc đó; trong mọi trường hợp, luôn tích cực đào tạo những người trẻ tuổi kế tục công việc của mình. Hệ thống khuyến khích những người trẻ tuổi giành nhiều thời gian hơn vào việc học hỏi và trau dồi thêm những kỹ năng và các biện pháp kỹ thuật chuyên môn thông qua việc tạo cho họ khả năng được biết đến, cũng có thể là cơ hội làm giàu nếu họ đạt đến một trình độ nhất định. Các nguyên tắc cơ bản của hệ thống “Báu vật nhân văn sống” gồm: Các nước giới thiệu một hệ thống “Báu vật nhân văn sống” sẽ phải thiết lập phương thức quản lý hệ thống phù hợp theo tình hình. Không nhất thiết phải thiết lập hệ thống “Báu vật nhân văn sống” trong cùng một cơ cấu pháp lý. Nó có thể được tổ chức về mặt hành chính, hoạt động trong quyền lực của một Ban, Ngành thuộc Chính phủ hoặc thông qua một tổ chức phi chính phủ được thành lập với sự trợ giúp tài chính từ chính phủ [76].
Bên cạnh những nghiên cứu của các học giả Việt Nam, nội dung nghiên cứu về chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT cũng được nhiều học giả nước ngoài quan tâm như: tác giả Noriko Aikawa – Faure, có bài viết đăng trên tạp chí International Journal of Intangible Heritage (Tạp chí Di sản
20

phi vật thể quốc tế), số 9 năm 2014, “Excellence and authenticity: ‘Living National (Human) Treasures’ in Japan and Korea” (Xuất sắc và xác thực: ‘Báu vật quốc gia sống’ ở Nhật Bản và Hàn Quốc) [117]. Tác giả Yim Dawnhee có bài “Living Human Treasures and the Protection of Intangible Culture Heritage: Experiences and Challenges” (Những Báu vật nhân văn sống và việc bảo vệ DSVH PVT: Kinh nghiệm và thách thức) [119], tác giả Lưu Khôi Lập và Trương Anh Mẫn, các học giả Trung Quốc, có bài “Bảo vệ DSVH PVT trong nhưng luận điểm trái chiều” [24, Tr. 160-177].
Tác giả Dawnhee Yim, một trong những học giả của Hàn Quốc chuyên nghiên cứu về DSVH PVT đã có bài viết “Báu vật nhân văn sống và việc bảo tồn DSVH PVT: Kinh nghiệm và thách thức” đăng lại trong cuốn sách Bảo vệ DSVH PVT tập 1 do Cục Di sản văn hóa xuất bản năm 2007. Tác giả đã giới thiệu những chính sách cơ bản của Hàn Quốc đối với nghệ nhân – Báu vật nhân văn sống: “Các Báu vật nhân văn sống được yêu cầu phải truyền dạy cho các nghệ nhân trẻ những kỹ năng của loại hình di sản văn hóa của mình. Để tạo điều kiện cho các nghệ nhân trẻ tuổi có cơ hội học được các khóa truyền dạy đặc biệt này mà không phải trả tiền.” [24, Tr. 295-304].
Quá trình đào tạo, chuyển giao một loại hình DSVH PVT của nghệ nhân

– Báu vật nhân văn sống cho thế hệ kế tiếp được tác giả Dawnhee Yim chỉ ra gồm 3 giai đoạn: (1) Học viên sơ cấp: những người này sẽ do các Báu vật nhân văn sống lựa chọn và sẽ được Chính phủ cấp học bổng. (2) Học viên nâng cao: là những người đã trải qua giai đoạn đào tạo là học viên sơ cấp, được Báu vật nhân văn sống kiểm tra đạt trình độ học cao hơn. (3) Hỗ trợ đào tạo học viên sơ cấp: những học viên nâng cao có năng lực nổi bật, có khả năng hỗ trợ các Báu vật nhân văn sống thực hành và truyền dạy sẽ được chọn là trợ giảng và được nhận lương từ Chính phủ. Toàn bộ hệ thống truyền dạy này sẽ diễn ra trong 6 cấp độ: sơ cấp, nâng cao, trợ giảng, ứng cử viên Báu vật nhân văn sống,
21

Báu vật nhân văn sống danh dự và các cựu Báu vật nhân văn sống. Cựu Báu vật nhân văn sống là những người do tuổi cao, sức khỏe yếu không thể thực hành, truyền dạy được cho thế hệ kế tiếp. Theo đó, mỗi năm một lần, các Báu vật nhân văn sống và các học viên của mình sẽ trình diễn một buổi trước công chúng để giới thiệu di sản và chứng minh sự chuyển giao di sản cho thế hệ kế tiếp. Theo tác giả, chính sách đối với các Báu vật nhân văn sống và hệ thống truyền dạy di sản này đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong việc lưu giữ, khôi phục và trao truyền DSVH PVT; góp chung vào hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của DSVH PVT của Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ qua [24, Tr. 295-304].
Tác giả Lưu Khôi Lập và Trương Anh Mẫn, các học giả Trung Quốc, có bài “Bảo vệ DSVH PVT trong nhưng luận điểm trái chiều” tham gia Hội thảo các giám đốc bảo tàng và các nhà nhân loại học châu Á và được in lại trong cuốn sách Bảo vệ DSVH PVT tập 1 do Cục Di sản văn hóa xuất bản năm 2007
cũng nêu:

Khi chúng ta nói đến vấn đề bảo vệ, điều nổi bật đầu tiên là phải đặc biệt bảo vệ người truyền thừa (người truyền bá và kế thừa) và phát huy truyền thống văn hóa lịch sử, mà những đối tượng này (tôi nói không chỉ cá biệt một ai, mà là mỗi cá nhân trong quần thể vĩ đại này), không phải là khái niệm trìu tượng giản đơn, mà là con người hiện thực đang sống, giống như bạn với tôi… Về cơ bản, bảo vệ DSVH PVT, trước hết là bảo vệ người sáng tạo, người sở hữu, người truyền bá, kế thừa. Đồng thời, để bảo vệ có hiệu quả, thiết thực với di sản, phải dựa vào lực lượng sáng tạo, sở hữu và truyền bá, kế thừa di sản đó [24, Tr. 160-177].
Qua đây có thể thấy, về nghiên cứu đặc điểm, vai trò của nghệ nhân thực hành DSVH PVT đã được các tác giả nghiên cứu kỹ ở nhiều lĩnh vực khác nhau của DSVH PVT. Các tác giả đều đã đưa ra các nhận định khá rõ ràng về đặc
22

điểm của nghệ nhân từ phương diện mô tả hoạt động của họ trong thực hành DSVH PVT. Về vai trò của nghệ nhân thực hành DSVH PVT, các tác giả đều thống nhất các nghệ nhân có vai trò quan trọng trong thực hành di sản. Họ không chỉ có vai trò tiếp nhận, thực hành mà họ còn có vai trò trong việc sáng tạo, tái sáng tạo di sản.
Về chính sách đối với nghệ nhân, các tác giả có nhận định chung là hiện nay đang thiếu hụt các chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT, nhất là các chính sách đãi ngộ liên quan tới đời sống, nhu cầu sinh hoạt dưới góc độ là an sinh xã hội. Tuy nhiên, hầu hết các nội dung chính sách được đưa ra đều chưa thể hiện được tính tổng thể, hệ thống do chưa nghiên cứu toàn diện dưới góc độ của khoa học về DSVH PVT, phân tích chính sách, tiếp cận chính sách như một khoa học.
Với tinh thần đó, cần thiết có nghiên cứu về chính sách đối với nghệ nhân thực hành DSVH PVT một cách tổng thể, hệ thống dựa vào phương pháp của các môn khoa học như: khoa học về di sản văn hóa, khoa học chính sách, tâm lý học,… trong mối tương quan chung.
1.2. Cơ sở lý luận

1.2.1. Di sản văn hóa và chính sách

1.2.1.1. Di sản văn hóa

Ở nước ta, Di sản văn hóa được quy định trong phần nói đầu của Luật Di sản văn hóa, ban hành năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” [82, Tr. 3]. Điều 1, Luật Di sản văn hóa nói cụ thể hơn: “Di sản văn hóa bao gồm DSVH PVT và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

LA35.022_Chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam

Previous Post

Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương cho thị trường Nhật Bản

Next Post

Phát triển nguồn nhân lực khoa học ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

by admin
February 24, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

by admin
February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

by admin
February 9, 2020
Next Post
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển

Phát triển nguồn nhân lực khoa học ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

Góp phần phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học giải tích lớp 11 THPT

January 7, 2017
Luận văn thạc sĩ kinh tế

Giải pháp phát triển bền vững thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

December 9, 2016
Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng

Giải pháp nhằm tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

October 5, 2015
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng

Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa

August 20, 2018

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.