LA32.028_Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sở thẩm án hình sự ở Việt Nam
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích và làm sáng tỏ lý luận và đánh giá thực trạng chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam, mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, phân tích, khái quát làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự: khái niệm, đặc điểm, các tiêu chí đánh giá chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên toà XXST án hình sự, các điều kiện bảo đảm và các yếu tố tác động đến nó.
Hai là, nghiên cứu tranh tụng và chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên toà xét xử sở thẩm án hình sự của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra các giá trị tham khảo cho việc nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên toà xét xử sở thẩm án hình sự ở Việt Nam hiện nay.
Ba là, nghiên cứu, đánh giá được thực trạng chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong PTXXSTAHS ở Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.
Bốn là, xây dựng các quan điểm và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong các phiên toà xét xử sở thẩm án hình sự ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tương nghiên cứu
Luận án đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên toà xét xử sở thẩm án hình sự ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên toà xét xử sở thẩm án hình sự, không nghiên cứu vấn đề tranh tụng trong lĩnh vực tố tụng dân sự cũng như hoạt động tranh tụng trong các cơ quan tư pháp quân sự.
– Về không gian: luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà xét xử sở thẩmT án hình sự ở Việt Nam.
– Về thời gian: luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đềliên quan đến chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà xét xử sở thẩm án hình sự ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay. Đây là thời gian Đảng và Nhà nước ta chú trọng cải cách tư pháp, trong đó có nội dung nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà XXST án hình sự.
5. Những điểm mới của luận án
So với các công trình nghiên cứu trước đây, luận án có những điểm mới:
Thứ nhất, luận án nghiên cứu đầy đủ, toàn diện lý luận về chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự, trong đó luận án tập trung làm rõ các vấn đề lý luận sau: khái niệm, đặc điểm chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự; các tiêu chí đánh giá chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự; những điều kiện bảo đảm chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự. Đây là những nội dung hoàn toàn mới chưa được công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện như trong luận án này.
Thứ hai, luận án nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế đó trong chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam trong thời gian qua. Kết quả nghiên cứu này của luận án hoàn toàn mới, chưa có một trong trình nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về thực trạng chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam trong thời gian qua.
Thứ ba, luận án luận chứng những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam trong thời gian tới. Đây là nội dung hoàn toàn mới, đến này chưa có công trình nghiên cứu nào đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Thứ nhất, về mặt lý luận.
Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ bổ sung vào lý luận về tranh tụng trong tố tụng hình sự (TTHS), trong đó, luận án sẽ bổ sung thêm những vấn đề lý luận về chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong các phiên toà XXST án hình sự, như: khái niệm, đặc điểm, các tiêu chí đánh giá chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong các phiên toà XXST án hình sự và các điều đảm bảo chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong các phiên toà XXST án hình sự.
Thứ hai, về mặt thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần tổng kết thực tiễn, đánh giá toàn diện và sâu sắc về chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong các phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam trong thời gian qua, trong đó Luận án sẽ chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó.
Từ cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong các phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam trong thời gian qua, Luận án đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.
Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học để các ngành, các cấp tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật để qua đó nâng cao chất lượng tranh tụng của chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong các phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Luận án còn là tài liệu nghiên cứu, giảng dạy và học tập chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; luật hình sự ở bậc học đại học và sau đại học.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 12 tiết.