LA08.063_Chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh: Trường hợp các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh, cũng như kiểm định tác động của chất lượng mối quan hệ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể trường hợp nghiên cứu giữa doanh nghiệp cung cấp và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics.
Mô hình nghiên cứu lý thuyết dựa vào các lý thuyết nền như: lý thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, lý thuyết mạng và lý thuyết chất lượng mối quan hệ.
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính bằng phỏng vấn sâu 20 chuyên gia và phương pháp định lượng bằng khảo sát bảng câu hỏi với cỡ mẫu 301 đáp viên. Đối tượng tham gia phỏng vấn và khảo sát là các nhà quản lý cấp trung trở lên, có liên quan đến hoạt động logistics trong các công ty cung cấp dịch vụ logistics. Phần mềm SPSS, AMOS và NVIVO được sử dụng để phân tích số liệu và khẳng định mô hình.
Kết quả nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ trong lĩnh vực logistics là sự đặc thù tài sản, hành vi chủ nghĩa cơ hội, văn hóa định hướng dài hạn, môi trường pháp lý và hành chính, tầm quan trọng của đối tác. Đồng thời, nghiên cứu cũng khẳng định chất lượng mối quan hệ càng tốt thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
Nghiên cứu tiếp theo có thể dựa trên các lý thuyết nền khác để xác định được đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ. Hoặc tiếp tục kiểm định trong những ngành kinh doanh khác ở Việt Nam để khẳng định kết quả trong nghiên cứu này mang tính phổ quát, hoàn thiện hoá mô hình đo lường chất lượng mối quan hệ trong một nền kinh tế chuyển đổi. Ngoài ra cũng có thể mở rộng với đối tượng khảo sát ở các vùng miền của Việt Nam hoặc xem xét sự tác động của yếu tố nhà nước đối với chất lượng mối quan hệ.
Từ khóa: chất lượng mối quan hệ, lý thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, lý thuyết mạng, kết quả kinh doanh.
iiiMỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………………………………………………………….. i LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………………………………………………………………….ii MỤC LỤC………………………………………………………………………………………………………………………………………… iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………………………………………………..vi DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………………………………………………………………….. viii DANH MỤC HÌNH……………………………………………………………………………………………………………………………ix TÓM TẮT…………………………………………………………………………………………………………………………………………. x CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………………….1
1.1 Bối cảnh và lý do chọn vấn đề nghiên cứu………………………………………………………………………………………… 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………………………………………………………………………………..11
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………..12
1.4 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………………………………………………….12
1.5 Đóng góp mới của nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………………13
1.6 Kết cấu của luận án……………………………………………………………………………………………………………………………….14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 16
2.1 Giới thiệu về hoạt động thuê ngoài logistics …………………………………………………………………………………..16
2.1.1 Định nghĩa về logistics ……………………………………………………………………………………………………………….. 16
2.1.2 Định nghĩa về thuê ngoài logistics ………………………………………………………………………………………….. 17
2.1.3 Vai trò của thuê ngoài logistics ……………………………………………………………………………………………….. 18
2.1.4 Lợi ích và rủi ro khi thuê ngoài logistics ……………………………………………………………………………….. 19
2.1.5 Đặc trưng của ngành logistics hình thành đặc thù mối quan hệ giữa doanh
nghiệp sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics …………………………………………………………………… 20
2.2 Chất lượng mối quan hệ ………………………………………………………………………………………………………………………22
2.2.1 Khái niệm về chất lượng mối quan hệ …………………………………………………………………………………… 22
2.2.2 Đo lường chất lượng mối quan hệ ………………………………………………………………………………………….. 25
2.2.2.1 Lòng tin …………………………………………………………………………………………………………………………….. 26
2.2.2.2 Sự hài lòng……………………………………………………………………………………………………………………….. 27
2.2.2.3 Sự cam kết ……………………………………………………………………………………………………………………….. 28
2.2.3 Các nhóm nhân tố tác động đến chất lượng mối quan hệ ……………………………………………….. 29
2.2.4 Kết quả của chất lượng mối quan hệ …………………………………………………………………………………30
2.3 Lý thuyết nền liên quan đến mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics……31
2.3.1 Lý thuyết chi phí giao dịch – TCE……………………………………………………………………………………………… 32
iv
2.3.2 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực – RDT …………………………………………………………………………………….. 35
2.3.3 Lý thuyết mạng – NT …………………………………………………………………………………………………………………… 37
2.4 Các khái niệm nghiên cứu và sự hình thành giả thuyết ………………………………………………………………..40
2.4.1 Vận dụng lý thuyết chi phí giao dịch trong hoạt động thuê ngoài logistics …………………….. 40
2.4.1.1 Các khái niệm nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………. 41
2.4.1.2 Mối quan hệ giữa các khái niệm và sự hình thành giả thuyết nghiên cứu………. 45
2.4.2 Vận dụng lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (RDT) trong hoạt động thuê ngoài
logistics và hành thành giả thuyết nghiên cứu……………………………………………………………………………………………. 53
2.4.3 Vận dụng lý thuyết mạng (NT) trong hoạt động thuê ngoài logistics và hành
thành giả thuyết nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………………………………. 55
2.4.4 Mối quan hệ giữa chất lượng mối quan hệ và kết quả kinh doanh………………………………… 56
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………………………… 61
3.1 Tổng quát về chương trình nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………61
3.2 Quy trình nghiên cứu……………………………………………………………………………………………………………………………61
3.3 Sự hình thành thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu……………………………………………..67
3.3.1 Thang đo các nhân tố tác động đến chất lượng mối quan hệ………………………………………….. 68
3.3.1.1 Thang đo Sự đặc thù tài sản…………………………………………………………………………………………. 69
3.3.1.2 Thang đo Hành vi chủ nghĩa cơ hội …………………………………………………………………………… 70
3.3.1.3 Thang đo Văn hóa định hướng dài hạn ……………………………………………………………………. 70
3.3.1.4 Thang đo Môi trường pháp lý và hành chính………………………………………………………….. 71
3.3.1.5 Thang đo Tầm quan trọng của đối tác……………………………………………………………………… 72
3.3.1.6 Thang đo Hiểu biết về đối tác ……………………………………………………………………………………… 73
3.3.2 Thang đo chất lượng mối quan hệ………………………………………………………………………………………….. 74
3.3.2.1 Thang đo Lòng tin ………………………………………………………………………………………………………….. 74
3.3.2.2 Thang đo Sự hài lòng…………………………………………………………………………………………………….. 75
3.3.2.3 Thang đo Sự cam kết …………………………………………………………………………………………………….. 76
3.3.3 Thang đo kết quả của chất lượng mối quan hệ …………………………………………………………………… 77
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………………. 79
4.1 Kết quả nghiên cứu định lượng………………………………………………………………………………………………………….80
4.1.1 Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………………………………………………….. 80
4.1.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) ……………………………………….. 82
4.1.3 Kết quả đánh giá giá trị thang đo (EFA)……………………………………………………………………………….. 86
4.1.4 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định – CFA ……………………………………………………………………….. 93
v
4.1.5 Kết quả phân tích mô hình hóa cấu trúc – SEM và kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 97
4.1.6 Kết quả kiểm định Bootstrap…………………………………………………………………………………………………..100
4.1.7 Kết luận về mô hình từ kết quả nghiên cứu định lượng …………………………………………………..101
4.2 Kết quả nghiên cứu định tính chính thức …………………………………………………………………………………….. 102
4.2.1 Quan niệm về chất lượng mối quan hệ………………………………………………………………………………..102
4.2.2 Quan niệm về các nhân tố tác động đến chất lượng mối quan hệ ……………………………….103
4.2.2.1 Sự đặc thù tài sản …………………………………………………………………………………………………………..103
4.2.2.2 Hành vi chủ nghĩa cơ hội …………………………………………………………………………………………….105
4.2.2.3 Văn hóa định hướng dài hạn ……………………………………………………………………………………..106
4.2.2.4 Môi trường pháp lý và hành chính……………………………………………………………………………108
4.2.2.5 Tầm quan trọng của đối tác ……………………………………………………………………………………….111
4.2.2.6 Hiểu biết về đối tác ……………………………………………………………………………………………………….112
4.2.3 Quan niệm về Kết quả của chất lượng mối quan hệ…………………………………………………………113
4.2.4 Kết luận về mô hình từ kết quả nghiên cứu định tính ……………………………………………………..114
4.3 Bàn luận về các giả thuyết nghiên cứu dựa trên kết quả định tính và định lượng ……………… 114
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………….119
5.1 Ý nghĩa và đóng góp của đề tài………………………………………………………………………………………………………… 119
5.1.1 Đóng góp về lý thuyết ………………………………………………………………………………………………………………119
5.1.2 Đóng góp về phương pháp luận…………………………………………………………………………………………….121
5.2 Ý nghĩa và hàm ý kiến nghị với nhà quản trị…………………………………………………………………………………….. 122
5.2.1 Đối với các doanh nghiêp cung cấp dịch vụ logistics ……………………………………………………….122
5.2.2 Đối với các doanh nghiêp sử dụng dịch vụ logistics …………………………………………………………123
5.2.3 Ý nghĩa và hàm ý kiến nghị với chính sách của Nhà nước ……………………………………………..125
5.3 Giới hạn và hướng nghiên cứu tiếp theo ………………………………………………………………………………………. 127
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ …………………………………………………………………………………..129
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………………………………………….130
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1PL: First-party Logistics – doanh nghiệp logistics bên thứ nhất
2PL: Second-party Logistics – doanh nghiệp logistics bên thứ 2
3PL: Third-party Logistics – doanh nghiệp logistics bên thứ 3
4PL: Fourth-party Logistics – doanh nghiệp logistics bên thứ 4
5PL: Fifth-party Logistics – doanh nghiệp logistics bên thứ 5
EFA: Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá CFA: Confirmatory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khẳng định SEM: Structural Equation Modeling – Mô hình hóa cấu trúc tuyến tính TCE: Transaction Cost Economics Theory– Lý thuyết chi phí giao dịch RDT: Resource Dependence Theory – Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực NT: Network theory – Lý thuyết mạng
WTO: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới
GDP: Gross Domestics Product – Tổng sản phẩm quốc nội
ASEAN: Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
AS: Asset Specificity – Sự đặc thù tài sản
OB: Oppurtunistic Behavior – Hành vi chủ nghĩa cơ hội
LOC: Long-term Orientation Culture – Văn hóa định hướng dài hạn
RAE: Regulatory and Administrative Environment – Môi trường pháp lý và hành chính
PI: Partner Importance – Tầm quan trọng của đối tác
NPK: Network Partner Knowledge – Hiểu biết về đối tác
vii
RQ: Relationship Quality – Chất lượng mối quan hệ
CO: Commitment – Sự cam kết
TR: Trust – Lòng tin
SA: Satisfaction – Sự hài lòng
TPP: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – Hiệp định đối
tác xuyên Thái Bình Dương
B2B: Business to business – doanh nghiệp với doanh nghiệp
VLA: Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Lợi ích và rủi ro khi sử dụng thuê ngoài logistics……………………………………………………. 19
Bảng 2.2: Yếu tố đo lường Kết quả kinh doanh………………………………………………………………………….. 57
Bảng 2.3: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu………………………………………………………………………….. 60
Bảng 3.1: Thang đo sự đặc thù tài sản…………………………………………………………………………………………. 69
Bảng 3.2: Thang đo hành vi chủ nghĩa cơ hội…………………………………………………………………………….. 70
Bảng 3.3: Thang đo văn hóa định hướng dài hạn ……………………………………………………………………… 71
Bảng 3.4: Thang đo môi trường pháp lý và hành chính …………………………………………………………… 72
Bảng 3.5: Thang đo tầm quan trọng của đối tác ……………………………………………………………………….. 73
Bảng 3.6: Thang đo hiểu biết về đối tác……………………………………………………………………………………….. 74
Bảng 3.7: Thang đo lòng tin……………………………………………………………………………………………………………. 75
Bảng 3.8: Thang đo sự hài lòng……………………………………………………………………………………………………… 75
Bảng 3.9: Thang đo sự cam kết ……………………………………………………………………………………………………… 76
Bảng 3.10: Thang đo kết quả kinh doanh ……………………………………………………………………………………. 77
Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu điều tra chính thức……………………………………………………………………………… 81
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo…………………………………………………………………. 83
Bảng 4.3: Kết quả phân tích nhân tố của nhân tố sự đặc thù tài sản ……………………………………. 87
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố của các biến độc lập………………………………………………………. 89
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố của nhân tố chất lượng mối quan hệ ………………………… 92
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố của nhân tố kết quả kinh doanh…………………………………. 93
Bảng 4.7: Kết quả giá trị hội tụ của các thang đo ……………………………………………………………………… 95
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt thang đo trong mô hình tới hạn…………………. 96
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo trong mô hình tới hạn ……………… 97
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định mối tương quan giữa các khái niệm (chưa chuẩn hóa)……. 99
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định mối tương quan giữa các khái niệm (đã chuẩn hóa) ………… 99
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Boostrap ……………………………………………………………………………………..101
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cấu trúc ngành logistics ………………………………………………………………………………………………………………. 6
Hình 1.2: Chuyển biến của ngành logistics toàn cầu và năng lực của doanh nghiệp
logistics …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 8
Hình 1.3: Đồ thị tỷ lệ thuê ngoài logistics ở Việt Nam…………………………………………………………………………. 9
Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc mạng lưới………………………………………………………………………………………………………….. 38
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu lý thuyết………………………………………………………………………………………………….. 59
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình các bước nghiên cứu …………………………………………………………………………. 62
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình bước 1 …………………………………………………………………………………………………… 67
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình bước 2 …………………………………………………………………………………………………… 79
Hình 4.2: Đặc điểm mẫu điều tra chính thức………………………………………………………………………………. 82
Hình 4.3: Kết quả CFA các thang đo mô hình tới hạn (đã chuẩn hóa) ………………………………….. 94
Hình 4.4: Kết quả phân tích SEM (đã chuẩn hóa) ……………………………………………………………………………….98
x
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh, cũng như kiểm định tác động của chất lượng mối quan hệ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể trường hợp nghiên cứu giữa doanh nghiệp cung cấp và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics.
Mô hình nghiên cứu lý thuyết dựa vào các lý thuyết nền như: lý thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, lý thuyết mạng và lý thuyết chất lượng mối quan hệ.
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính bằng phỏng vấn sâu 20 chuyên gia và phương pháp định lượng bằng khảo sát bảng câu hỏi với cỡ mẫu 301 đáp viên. Đối tượng tham gia phỏng vấn và khảo sát là các nhà quản lý cấp trung trở lên, có liên quan đến hoạt động logistics trong các công ty cung cấp dịch vụ logistics. Phần mềm SPSS, AMOS và NVIVO được sử dụng để phân tích số liệu và khẳng định mô hình.
Kết quả nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ trong lĩnh vực logistics là sự đặc thù tài sản, hành vi chủ nghĩa cơ hội, văn hóa định hướng dài hạn, môi trường pháp lý và hành chính, tầm quan trọng của đối tác. Đồng thời, nghiên cứu cũng khẳng định chất lượng mối quan hệ càng tốt thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
Nghiên cứu tiếp theo có thể dựa trên các lý thuyết nền khác để xác định được đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ. Hoặc tiếp tục kiểm định trong những ngành kinh doanh khác ở Việt Nam để khẳng định kết quả trong nghiên cứu này mang tính phổ quát, hoàn thiện hoá mô hình đo lường chất lượng mối quan hệ trong một nền kinh tế chuyển đổi. Ngoài ra cũng có thể mở rộng với đối tượng khảo sát ở các vùng miền của Việt Nam hoặc xem xét sự tác động của yếu tố nhà nước đối với chất lượng mối quan hệ.
Từ khóa: chất lượng mối quan hệ, lý thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, lý thuyết mạng, kết quả kinh doanh.
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Bối cảnh và lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc thành công của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc một phần vào các doanh nghiệp khác và chất lượng mối quan hệ là một yếu tố then chốt trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh (Anderson và Narus, 1990). Theo Athanasopoulou (2009) khi doanh nghiệp mất đi một khách hàng sẽ gây cho doanh nghiệp nhiều tổn thất vì doanh nghiệp phải đi tìm kiếm khách hàng mới, mà để tạo lập một quan hệ với khách hàng mới sẽ mất chi phí gấp
5 lần so với việc duy trì một mối quan hệ cũ. Chính vì vậy, thiết lập và gìn giữ các mối quan hệ lâu dài, bền vững với các đối tác luôn là mối quan tâm của các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh toàn cầu hiện nay.
Xét trong bối cảnh nghiên cứu lý thuyết, khái niệm chất lượng mối quan hệ xuất hiện từ năm 1985 bởi Evert Gummesson trong chương trình Chất lượng Ericsson. Đến năm 1987, Dwyer và cộng sự đã đưa ra nghiên cứu đầu tiên về chất lượng mối quan hệ và khái niệm này được tiếp tục củng cố trong nghiên cứu của Crosby năm 1990, từ đó đã tạo ra một hướng nghiên cứu mạnh mẽ cho vấn đề này. Đặc biệt, nghiên cứu chất lượng mối quan hệ trong đặc tính Business to Business (B2B) là có nhiều nghiên cứu nhất (Athanasopoulou, 2009), từ năm 1987 đến 2012 có 100 công trình nghiên cứu về chất lượng mối quan hệ thì có 53 nghiên cứu về chất lượng mối quan hệ trong B2B (Hoàng Lệ Chi, 2013).
Nghiên cứu về chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh trên thế giới. Nghiên cứu của Vieira và cộng sự (2008) rút ra kết luận rằng hầu hết các
nghiên cứu trước đó đều đề nghị một mối quan hệ vững chắc giữa các đối tác sẽ giúp tăng kết quả hoạt động kinh doanh của cả hai bên. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, đa số các nghiên cứu đều đứng trên quan điểm của khách hàng, như vậy cần thiết nghiên cứu để thấy được tầm quan trọng của chất lượng mối quan hệ cho cả hai phía đối tác. Ngoài ra, cũng cần thiết nghiên cứu chất lượng mối quan
2
hệ của người mua – người bán trong một hệ thống mối quan hệ, dưới sự tác động của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong.
Nghiên cứu của Athanasopoulou (2009) đã tổng hợp từ 64 nghiên cứu trong thời gian từ 1987 đến 2007 với kết quả cho thấy phần lớn các nghiên cứu đều sử dụng lòng tin (trust), sự hài lòng (satisfaction), sự cam kết (commitment) là thành tố của chất lượng mối quan hệ. Đặc biệt, nghiên cứu này còn đề nghị cần chú trọng phân tích nhân tố văn hóa và những nhân tố khác của môi trường trong các nghiên cứu về chất lượng mối quan hệ.
Những năm gần đây, chất lượng mối quan hệ vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhằm tìm thấy những điểm mới để đóng góp thêm cho lý thuyết này. Nghiên cứu của Song và cộng sự (2012) đã khảo sát 239 doanh nghiệp sản xuất ở Tây Bắc Trung Quốc cho thấy chức năng trực tiếp (tạo ra giá trị cho doanh nghiệp) và chức năng gián tiếp (tạo ra giá trị cho hệ thống mạng lưới) của mối quan hệ sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng mối quan hệ, từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Một nghiên cứu của Leonidou (2013) đã tìm thấy sự tương đồng trong giá trị quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân giữa những nhà xuất khẩu và nhập khẩu càng cao thì việc thực hiện hoạt động marketing phi đạo đức càng giảm đi, từ đó chất lượng mối quan hệ giữa họ sẽ tăng lên. Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 189 doanh nghiệp nhập khẩu ở Cypriot. Kết quả này có ý nghĩa trong việc lựa chọn và kiểm soát quan hệ với nhà cung cấp nước ngoài. Cũng cho rằng lòng tin, sự hài lòng, sự cam kết là những thành tố chính của chất lượng mối quan hệ, nghiên cứu Jose-Ramon và cộng sự (2013) đã tìm thấy chất lượng dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng, do đó chất lượng mối quan hệ có thể được cải thiện thông qua nhân tố định hướng thị trường và chất lượng dịch vụ. Nghiên cứu của Jiang và cộng sự (2016) về chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh đã đề nghị một thang đo mới cho chất lượng mối quan hệ – CLOSES gồm cường độ của giao tiếp (C); định hướng dài hạn (LO) và sự hài lòng về kinh tế -xã hội (SES). Nghiên cứu được tiến hành thực nghiệm qua 404 công ty xây dựng và kiểm tra chéo bởi 201 công ty trong lĩnh vực công nghiệp khác. Kết quả cho thấy
3
thang đo này có tầm quan trọng trong việc nắm bắt được cấu trúc của chất lượng mối quan hệ.
Nhìn chung, cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về chất lượng mối quan hệ, tuy nhiên, với vai trò quan trọng của nó thì vẫn cần thiết thực hiện nghiên cứu chất lượng mối quan hệ ở nhiều khía cạnh khác, đặc biệt những nghiên cứu nhấn mạnh đến nhân tố môi trường, nhân tố văn hóa trong các bối cảnh nghiên cứu khác nhau và nghiên cứu chất lượng mối quan hệ trong một hệ thống như đề nghị của Vieira và cộng sự (2008) và Athanasopoulou (2009).
Nghiên cứu về chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh ở Việt Nam.
Ở môi trường Việt Nam, dù không nhiều nhưng chất lượng mối quan hệ cũng được quan tâm và nghiên cứu từ khá sớm, đặc biệt là của nhóm tác giả Trang T.M. Nguyen, Tho. D. Nguyen và cộng sự của họ. Nhóm tác giả này đã đưa ra nhiều nghiên cứu với những kết quả đáng chú ý. Một nghiên cứu năm 2004, trong bối cảnh nhà xuất khẩu Việt Nam và nhà nhập khẩu châu Á, châu Âu, với kết quả khảo sát từ 288 doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cho thấy yếu tố nhạy cảm văn hóa có tác động đến yếu tố trao đổi thông tin và hai yếu tố này đều tác động đến chất lượng mối quan hệ. Nghiên cứu trong trường hợp nền tảng văn hóa khác biệt của các đối tác nhập khẩu, kết quả cho thấy không có sự khác nhau về những điểm mạnh trong chất lượng mối quan hệ giữa nhà nhập khẩu châu Á và nhà nhập khẩu châu Âu. Một nghiên cứu công bố vào năm 2014 cũng về vấn đề này đã tìm ra sự nhạy cảm văn hóa có tác động thuận chiều và chủ nghĩa vị chủng (ethnocentrism) có tác động ngược chiều với chất lượng mối quan hệ. Hiểu và thích nghi với sự khác biệt văn hóa sẽ giúp các nhà xuất khẩu giảm bớt khoảng cách với các nhà nhập khẩu nước ngoài và xây dựng chất lượng mối quan hệ. Tiếp đến những nghiên cứu khác đã tìm ra rằng tín hiệu không thay đổi và rõ ràng có tác động trực tiếp đến uy tín nhà xuất khẩu, tín hiệu không thay đổi còn làm tăng mức rõ ràng của tín hiệu. Uy tín của nhà xuất khẩu sẽ tăng cường độ mạnh mối quan hệ với nhà nhập khẩu (2014); tìm ra định hướng thị trường có tác động đến nhạy cảm văn hóa và trao đổi
4
thông tin, từ đó tác động đến chất lượng mối quan hệ, bên cạnh đó định hướng thị trường cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng mối quan hệ (2014).
Ngoài nhóm tác giả trên, các tác giả Le và Ngo (2012) cũng công bố một nghiên cứu được khảo sát 174 doanh nghiệp Việt Nam và tìm ra trong số những thành tố của marketing mối quan hệ thì lòng tin, giao kèo, chia sẻ giá trị và sự có đi có lại sẽ tác động trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng trong khi truyền thông và sự cảm thông thì không có ảnh hưởng gì. Ngoài ra còn có nghiên cứu của Hoàng Lệ Chi (2013) đã nghiên cứu chất lượng mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng công nghiệp ngành dịch vụ viễn thông trong nền kinh tế chuyển đổi. Nghiên cứu đã khảo sát 278 doanh nghiệp viễn thông và khám phá có ba tác nhân chính tác động trực tiếp lên chất lượng mối quan hệ là chất lượng phục vụ, chất lượng mạng viễn thông và rào cản chuyển đổi. Kết quả của chất lượng mối quan hệ là tác động thuận chiều với lòng trung thành của khách hàng và ngược chiều với chủ nghĩa cơ hội trong quan hệ.
Qua các nghiên cứu trên cho thấy nghiên cứu chất lượng mối quan hệ ở Việt Nam cũng đã được quan tâm, tuy nhiên mới chỉ tập trung ở một số lĩnh vực nhất định, trong đó ngành logistics chưa được đề cập đến. Trong bối cảnh của nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam và của ngành logistics có thể khám phá những điểm mới khi nghiên cứu về chất lượng mối quan hệ.
Nghiên cứu về chất lượng mối quan hệ trong lĩnh vực logistics, chuỗi cung ứng có thể kể đến một số nghiên cứu liên quan như:
Nghiên cứu của Knemeyer và Murphy (2005) đã xác định các đặc điểm liên quan đến phát triển mối quan hệ marketing trong ngữ cảnh 3PL là sự đầu tư đặc thù của nhà cung cấp, danh tiếng của nhà cung cấp, hài lòng với kết quả kinh doanh trước đó, thông tin liên lạc với nhà cung cấp, hành vi chủ nghĩa cơ hội của nhà cung
cấp.
Nghiên cứu của Chu và Wang (2012) dựa trên lý thuyết chi phí giao dịch (TCE) và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (RDT) để tiếp cận cho nghiên cứu của họ và đã tìm ra các nhân tố tác động đến chất lượng mối quan hệ với 3PL là tầm quan
5
trọng của 3PL, hoạt động logistics, chia sẻ thông tin, độ dài mối quan hệ, hợp đồng pháp lý có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng mối quan hệ. Chất lượng mối quan hệ cũng có ảnh hưởng tích cực đến kết quả tài chính của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Cerri (2012) đã khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến lòng tin, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ trong ngữ cảnh chuỗi cung ứng đó là luật lệ, thông tin liên lạc, cạnh tranh và danh tiếng, đặc tính cá nhân, tương tác xã hội. Và lòng tin là nhân tố rất quan trọng để xác định được chất lượng mối quan hệ giữa các bên.
Nghiên cứu của Shonghari và cộng sự (2013) đã đo lường chất lượng mối quan hệ chuỗi cung ứng qua các thành tố sự giao tiếp, sự hợp tác, lòng tin, sự cam kết, sự tương thích, sự phụ thuộc lẫn nhau. Chất lượng mối quan hệ có tác động trực tiếp đến chất lượng thiết kế và từ đó có tác động đến sự hài lòng của khách hàng.
Nghiên cứu của Tan và Ndubisi (2014) đã cho thấy nguồn lực tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mối quan hệ trong chuỗi cung ứng, từ đó sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số kết quả tài chính, hiệu quả thị trường và mục tiêu chiến
lược.
Qua một số nghiên cứu trên cho thấy có nhiều nhân tố tác động đến chất lượng mối quan hệ giữa bên mua và bên bán dịch vụ logistics, trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, với bối cảnh mỗi quốc gia khác nhau, tồn tại đặc thù riêng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nên vẫn có thể khám phá những nhân tố mới tác động đến chất lượng mối quan hệ.
Xét trong bối cảnh thực tiễn, theo Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày
27/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 đã xác định: “Phát triển lĩnh vực dịch vụ nhanh, hiệu quả và bền vững, đảm bảo các dịch vụ cơ bản phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội đất nước, hướng đến hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại”. Đặc biệt, trong đó ngành dịch vụ logistics được nhấn mạnh “logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Hình thành dịch vụ trọn gói 3PL … tốc độ
6
tăng trưởng thị trường logistics đạt 20 – 25% năm, tỉ lệ thuê ngoài logistics đến năm
2020 là 40%”.. Từ quan điểm phát triển này, chúng ta có thể thấy logistics nói chung và thuê ngoài logistics nói riêng là một nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Cấu trúc ngành logistics ở Việt Nam
Vận tải
Trong nước
Quốc tế
Đường bộ
Đường sông
Đường sắt
Giao nhận
Thủ tục hải quan
Hàng không
Dịch vụ ICD & CFS
Logistics
Kho bãi
Điều hành
Kho ngoại quan
Chuỗi kho lạnh
Cảng biển
Sân bay
Trữ lạnh
Vận chuyển
Khác
Xếp dỡ
Đóng gói, kiểm tra
Hình 1.1: Cấu trúc ngành logistics
Nguồn: Cập nhật ngành Logistics và tổng quan – Viet Capital, 2015
Tốc độ tăng trưởng thị trường logistics ở Việt Nam
Theo Bộ Tài chính (2017), trung bình mỗi năm, ngành logistics đóng góp khoảng 2 – 3% GDP cho kinh tế đất nước. Thị trường logistics của Việt Nam có tổng giá trị ước tính khoảng 60 tỷ USD, trong đó dịch vụ logistics có quy mô 20-
22 tỷ USD/năm. Hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia vào các hiệp định thương
7
mại tự do song phương và đa phương cũng sẽ tạo ra nhiều tiềm năng to lớn và tăng vị thế của ngành logistics trong khu vực và trên thế giới. Năm 2012, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chỉ số năng lực logistics quốc gia của Việt Nam đứng thứ
53 trên 155 nước khảo sát và đứng thứ 5 khu vực ASEAN. Năm 2014, chỉ số này đã được cải thiện lên hạng 48/166 quốc gia. Tuy nhiên, đến năm 2016, thì Việt Nam đã tụt hạng là 64/160 quốc gia.
Số lượng doanh nghiệp logistics và thị phần
Tuy hoạt động logistics đã có mặt ở Việt Nam từ khá lâu, nhưng phải đến năm 2006 thì mới thực sự là giai đoạn bùng nổ. Theo Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA), nếu năm 2006 chỉ có 500 doanh nghiệp thì đến nay có khoảng trên 1300 doanh nghiệp logistics chính thức hoạt động, trong đó có khoảng 18% là doanh nghiệp nhà nước, 80% là doanh nghiệp tư nhân và 2% là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy số lượng doanh nghiệp logistics trong nước lớn song lại chỉ đáp ứng được hơn 20% của nhu cầu thị trường nội địa do hạn chế về quy mô, vốn và chất lượng dịch vụ. Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam (2016) đa phần các doanh nghiệp logistics nội địa đều có dịch vụ đơn lẻ, tính tích hợp chưa cao, quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ, hoạt động manh mún không có sự hợp tác với nhau, hoạt động chưa theo định hướng bền vững, lôi kéo khách hàng và chất lượng dịch vụ còn yếu. Đặc biệt, nhân lực ngành logistics thiếu và yếu.
Hiện tại thị phần logistics vẫn thuộc về các tập đoàn logistics đa quốc gia –
khoảng 80% mặc dù chỉ chiếm 2% số doanh nghiệp logistics ở Việt Nam (khoảng
25 doanh nghiệp). Các công ty đáng chú ý là Maersk Logistics, APL Logistics, NYK Logistics và MOL Logistics. Với kinh nghiệm, vốn lớn, kỹ thuật công nghệ hiện đại nên phần lớn các công ty nước ngoài đều có thể cung cấp các dịch vụ bên thứ ba (3PL1) và thứ tư (4PL) trong khi đa số các công ty Việt Nam chỉ có thể cung cấp dịch vụ bên thứ hai (2PL) (Viet Capital, 2015). Do đó, các doanh nghiệp
logistics nước ngoài đã đánh bật các doanh nghiệp logistics nội địa và biến các
1 Các khái niệm niệm 2PL, 3PL, 4PL, 5PL xin xem ở trang 18
8
doanh nghiệp logistics nội địa thành vệ tinh, đảm nhận một phần trong chuỗi logistics của họ. Đặc biệt, theo đúng lộ trình cam kết WTO, Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho ngành dịch vụ logistics từ 11/01/2014, theo đó, các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để cung ứng các dịch vụ kho bãi và dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa, như vậy áp lực thị phần cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam sẽ còn tăng cao.
Giải pháp toàn diện Hình thức Chiến lược
Liên doanh hợp tác Nhà cung cấp chuỗi cung ứng và giải pháp toàn diện
5PL
Tối ưu hóa dự báo, Kế hoạch và chuỗi cung ứng
Tư vấn
Không cần có tài sản, không vận tải
4PL
Đặt hàng, Quản lý chất lượng thông tin
Chỉ có 15% công ty trong nước ở giai đoạn này
3PL
Nhà thầu. Tập trung vào các tài sản phi vận chuyển
Giấy phép xuất khẩu, Kho chứa, vận chuyển hàng hóa
Ngành Logistics
Việt Nam
2PL
Vận hành tài sản
Tài sản vận chuyển
Dịch vụ Logistics, Vận tải, Phân phối
1PL
Nhà sản xuất và phân phối
<1970s 1980 1990 2000 >2010
Hình 1.2: Chuyển biến của ngành logistics toàn cầu và năng lực của doanh nghiệp logistics Việt Nam.
Nguồn: Cập nhật ngành Logistics và tổng quan – Viet Capital, 2015
Nhu cầu thuê ngoài logistics
Trong nền kinh tế hiện đại, xu hướng thuê ngoài các hoạt động logistics ngày càng cao, đặc biệt là trong mảng quản lý chuỗi cung ứng như quản lý hàng tồn kho, quản lý nguồn cung. Xu hướng thuê ngoài gia tăng từ hai động lực chính: Một là, chi phí cố định, chi phí lưu động để đầu tư cho logistics quá cao nếu doanh nghiệp tự làm logistics. Hai là, khi thuê ngoài thì các doanh nghiệp sản xuất có điều kiện để
9
tập trung vào năng lực cốt lõi của mình. Từ đó cho thấy, dịch vụ thuê ngoài logistics
tất yếu sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai, đặc biệt nhóm dịch vụ giá trị gia tăng.
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Vận tải Kho hàng Vận tải Kho hàng Quản lý dự Quản trị Quản lý Quản lý Hỗ trợ hải
hàng xuất xuất hàng nhập nhập trữ kho hàng đơn hàng nguồn cung
quan
Cơ bản Giá trị gia tăng
2008 2012
Hình 1.3: Đồ thị về tỷ lệ thuê ngoài logistics ở Việt Nam.
Nguồn: FPT Securities, 2015
Như Peter Drucker (1962) trích trong Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2010) đã nêu “Logistics là nguồn động lực cho đổi mới và cơ hội mới mà chúng ta chưa hề chạm đến. Đó chính là ‘thềm lục địa tiềm ẩn’ của cả nền kinh tế”. Logistics đã trở thành một phần hoạt động của doanh nghiệp và trở thành khâu cuối cùng để giảm chi phí. Như vậy, xét trên thực trạng của lĩnh vực muốn nghiên cứu – ngành logistics ở Việt Nam – đang được Chính phủ quan tâm phát triển và đang dần khẳng định vị trí quan trọng của nó trong sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, nên nghiên cứu về lĩnh vực này là hết sức cần thiết.
Lý thuyết nền và khoảng trống trong lý thuyết chất lượng mối quan hệ
Tiến trình nghiên cứu về thuê ngoài logistics cho thấy rất phong phú về lý thuyết được sử dụng – có hơn 50 lý thuyết (Stock, 1997), rất đa dạng về nội dung nghiên cứu, như lý thuyết chi phí giao dịch (TCE) (ví dụ Williamson, 1975; Rindfleisch và Heide, 1997; Garfamy, 2012), lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (RDT) (ví dụ Emerson, 1962; Pfeffer và Salancik, 1978; Davis và Cobb, 2010), khái niệm chuỗi giá trị (VCC) (ví dụ Porter, 1980; Stock, 1997), lý thuyết đại lý (AT) (ví dụ
10
Stock, 1997; Stump và Heide, 1996), lý thuyết mạng (NT) (ví dụ Johanson và Mattsson, 1987; Hakansson và Ford, 2002) ..v..v… Mỗi lý thuyết đều trình bày những quan điểm riêng về việc hình thành mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, nhưng mỗi lý thuyết vẫn còn tồn tại những hạn chế. Ngoài ra, Barringer và Harrison (2000) cho rằng các doanh nghiệp có hàng loạt những lý do khác nhau để dẫn đến mối quan hệ giữa các doanh nghiệp ví dụ như tối thiểu hóa chi phí, hoặc chia sẻ rủi ro, hoặc bổ sung nguồn lực cho doanh nghiệp, cũng có thể là nhiều lý do cùng một lúc. Do đó, nếu xem xét chỉ một lý thuyết để dẫn đến chất lượng mối quan hệ sẽ là phiến diện, mà cần thiết kết hợp các lý thuyết để có thể xem xét mối quan hệ kinh doanh trên nhiều quan điểm, đó cũng là cách để phát triển và thử nghiệm các lý thuyết mới.
Nghiên cứu của Cai và Yang (2008), Chu và Wang (2012) đã kết hợp lý thuyết chi phí giao dịch (TCE) và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (RDT) trong nghiên cứu của mình và cho thấy việc kết hợp này lý giải tốt hơn về sự hình thành mối quan hệ giữa các doanh nghiệp. Vieira và cộng sự (2008) cũng chỉ ra rằng, cần nghiên cứu chất lượng mối quan hệ giữa người mua – người bán trong một mạng lưới hệ thống các mối quan hệ. Bolumode và cộng sự (2007) đã đứng trên nhiều góc độ của các lý thuyết khoa học xã hội nhằm xác định khung phân tích cho lĩnh vực thuê ngoài logistics, theo đó, nghiên cứu đã nhấn mạnh khi xem xét lý do dẫn đến mối quan hệ của doanh nghiệp với doanh nghiệp logistics thì cần xem xét ba lý thuyết nền tảng đó là lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (resource dependence theory – RDT) và lý thuyết mạng (network theory – NT). Nghiên cứu của Bolumode đã cung cấp một khung lý thuyết hoàn chỉnh và thực tế hơn, từ đó Bolumode đề nghị các nghiên cứu sau này có thể dựa vào khuôn khổ lý thuyết này để xây dựng mô hình và phân tích bằng các dữ liệu nghiên cứu cụ thể. Do đó, luận án này sẽ kế thừa gợi ý của Bolumode để làm nền tảng nghiên cứu.
Hơn thế nữa, mặc dù lý thuyết chất lượng mối quan hệ đã có nhiều tác giả nghiên cứu, song Hoàng Lệ Chi (2013, trang 37) đã chỉ ra rằng “trong những nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là những nền kinh tế chuyển đổi, mối quan hệ kinh
11
doanh có những đặc điểm khác biệt lớn so với những nền kinh tế đã phát triển. Qua việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây, có thể nhận thấy rằng những nghiên cứu về mô hình chất lượng mối quan hệ ở các nền kinh tế chuyển đổi là rất hiếm. Đây chính là khe hổng kiến thức trong lý thuyết chất lượng mối quan hệ”. Thêm vào đó, Athanasopoulou (2009, trang 605) đề nghị “để khái niệm chất lượng mối quan hệ mang tính tổng quan hơn, thì nó cần được nghiên cứu ở những ngành nghề khác nhau và ở những nền văn hóa khác nhau”.
Kế thừa từ kết luận của những nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy một khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu là dựa vào khuôn khổ lý thuyết được đề nghị bởi Bolumode và cộng sự (2007), luận án sẽ vận dụng ba lý thuyết TCE, RDT và NT để xác định các nhân tố tác động đến chất lượng mối quan hệ, kiểm định cho trường hợp doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, đặc biệt xem xét trên các khía cạnh văn hóa, môi trường kinh doanh cũng như đặc trưng riêng có của ngành logistics ở một quốc gia chuyển đổi là Việt Nam2.
Như vậy, căn cứ từ bối cảnh thực tiễn, bối cảnh nghiên cứu và phát hiện khoảng trống kiến thức trong nghiên cứu phát triển lý thuyết chất lượng mối quan hệ, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh:
Trường hợp các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Từ vấn đề nghiên cứu được giới thiệu ở trên, với việc nghiên cứu lý thuyết nền từ đó xác định mục tiêu tổng quát là chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh. Cụ thể hơn nghiên cứu này được thực hiện để đạt hai mục tiêu chính sau đây:
(1) Xác định các nhân tố tác động đến chất lượng mối quan hệ giữa doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics;
(2) Kiểm định tác động của chất lượng mối quan hệ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics.
Từ kết quả nghiên cứu đó, một số hàm ý kiến nghị được đề xuất nhằm giúp
các doanh nghiệp trong ngành logistics hình thành và phát triển chất lượng mối
2 Đặc điểm văn hóa, môi trường kinh doanh và đặc trưng của ngành logistics được nêu chi tiết ở chương 2.
12
quan hệ, cũng như hàm ý chính sách với Nhà nước trong vai trò “đòn bẩy” hỗ trợ
cho ngành logistics.
Để giải quyết được các mục tiêu chính đó, luận án cần trả lời được hai câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Từ lý thuyết nền là lý thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực và lý thuyết mạng sẽ hình thành những nhân tố nào tác động đến chất lượng mối quan hệ giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics?
(2) Chất lượng mối quan hệ có tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Từ mục tiêu trên, tác giả tập trung vào các khái niệm chất lượng mối quan hệ giữa doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, kết quả kinh doanh dựa trên lý thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực và lý thuyết mạng.
Các lập luận trong luận án đều được xem xét trên cả hai góc độ: người sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ logistics. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và kinh phí nên tác giả chọn đối tượng tham gia khảo sát là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời sử dụng những câu hỏi để đo được cảm nhận của các doanh nghiệp logistics về đối tác của họ trong cùng nội dung, từ đó có thể đạt được thông tin giả định từ hai phía đối tượng: doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nguồn số liệu:
Số liệu là số liệu sơ cấp, được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu và khảo sát qua bảng số liệu.
Quy trình nghiên cứu và phương pháp phân tích số liệu:
Nghiên cứu này vận dụng kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng, cụ thể là:
13
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu các nhà quản lý (giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng kinh doanh) của các doanh nghiệp logistics. Nghiên cứu định tính được thực hiện hai lần: nghiên cứu định tính sơ bộ với số lượng mẫu là 5 người nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung thang đo cho các khái niệm nghiên cứu; nghiên cứu định tính chính thức với cỡ mẫu là 20 người, dữ liệu được mã hóa và xử lý bằng phần mềm NVIVO 8, nhằm phân tích sâu các nội dung nghiên cứu mà phương pháp định lượng không thực hiện được (thực hiện song song với phần nghiên cứu định lượng chính thức).
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp khảo sát trực tiếp qua bảng câu hỏi. Mẫu được chọn bằng cách lấy thuận tiện, với cỡ mẫu là 301 đáp viên. Đối tượng là các nhà quản lý cấp trung trở lên, phụ trách lĩnh vực logistics của các công ty logistics ở thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, dữ liệu được tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis) để rút gọn biến quan sát trong nhân tố3. Tiếp đến là tiến hành phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA – Confirmatory Factor Analysis) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM – Structural Equation Modeling) nhằm xem xét khả năng đạt yêu cầu của mô hình đo lường cũng như xem xét sự phù hợp của các nhân tố với dữ liệu thị trường.
1.5. Đóng góp mới của nghiên cứu
Ý nghĩa về mặt lý thuyết
Chất lượng mối quan hệ là chủ đề đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, song đa phần các nghiên cứu tập trung ở các nước phát triển, ở phương Tây, vì thế, việc tiếp tục nghiên cứu về chất lượng mối quan hệ để bổ sung cho những quốc gia có hoàn cảnh đặc thù vẫn là điều cần thiết. Kết quả của nghiên cứu này đã góp phần
bổ sung cho lý thuyết chất lượng mối quan hệ ở những điểm sau:
3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair, 1998).
14
Thứ nhất, góp phần hoàn thiện khung lý thuyết về chất lượng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics, đặc biệt trong bối cảnh văn hóa, môi trường kinh doanh ở một nước đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển.
Thứ hai, sử dụng lý thuyết chi phí giao dịch (TCE), lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (RDT) và lý thuyết mạng (NT) để hình thành các nhân tố tác động đến chất lượng mối quan hệ trong ngữ cảnh nghiên cứu là ngành logistics.
Thứ ba, nghiên cứu đã điều chỉnh thang đo cho các thành phần của mô hình lý thuyết và kiểm định mô hình đo lường dựa trên dữ liệu thị trường ở Việt Nam. Từ đó, góp phần bổ sung và hoàn thiện thang đo cho các khái niệm khi nghiên cứu trong lĩnh vực logistics.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp logistics có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về các nhân tố tác động đến chất lượng mối quan hệ trong lĩnh vực logistics, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm xây dựng và gia tăng chất lượng mối quan hệ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics nói riêng và các lĩnh vực dịch vụ nói chung. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác về chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh.
1.6. Kết cấu của luận án
Luận án được trình bày với cấu trúc 5 chương
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu, trình bày lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, điểm đóng góp mới của nghiên cứu cũng như cấu trúc của luận án.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, trình bày các lý thuyết nền để làm căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu chất lượng mối quan hệ giữa doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu, trình bày về phương pháp luận nghiên cứu, từ đó hình thành các bước để thực hiện nghiên cứu.
15
Chương 4: Kết quả nghiên cứu, trình bày về cách thu thập, xử lý dữ liệu
đồng thời phân tích kết quả nghiên cứu định tính và định lượng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị, tổng kết những khám phá có ý nghĩa từ đó đưa ra những kiến nghị cho doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, cũng như một số hàm ý với Nhà nước.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày tổng quát ngắn gọn về tình hình nghiên cứu lý thuyết và tình hình thực tiễn để phát hiện khe hổng nghiên cứu từ đó lựa chọn vấn đề nghiên cứu. Chương này cũng sơ lược cách thức để thực hiện vấn đề nghiên cứu. Đây là bước quan trọng để xác định các nội dung cụ thể cần được triển khai ở các chương tiếp theo.
16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 sẽ giới thiệu về logistics và hoạt động thuê ngoài logistics; Trình bày về các lý thuyết quan trọng cũng như dẫn giải các nghiên cứu liên quan trước đó để làm cơ sở hình thành các giả thuyết nghiên cứu; Phác thảo mô hình nghiên cứu lý thuyết của luận án.
2.1. Giới thiệu về hoạt động thuê ngoài Logistics (Logistics outsourcing)
2.1.1. Định nghĩa về Logistics
Thuật ngữ logistics được dùng ở Anh từ thế kỷ thứ 19 và cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về logistics, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu logistics thông qua những khái niệm cơ bản sau:
Lambert và cộng sự (1999, trang 11) “Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm”.
Hội đồng quản trị chuỗi cung ứng (CSCMP) (2003) định nghĩa, logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng, đó là lên kế hoạch, thực hiện, kiểm soát hiệu quả quá trình chu chuyển, cũng như lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ để đáp ứng cho khách hàng (www.cscmp.org).
Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2010, trang 31) “Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng qua các khâu sản xuất, phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”.
Jacobs và Chase (2014) cho rằng logistics là thuật ngữ liên quan đến các chức năng quản lý hỗ trợ cho một vòng chu chuyển nguyên liệu: từ việc mua hàng và kiểm soát nội bộ các nguyên vật liệu sản xuất; cho đến lập kế hoạch và kiểm soát sản phẩm dở dang; đến thu mua, vận chuyển và phân phối thành phẩm”.
17
Như vậy, dù cách phát biểu khác nhau thì các định nghĩa logistics đều có những điểm chung và trong luận án này sẽ tiếp tục xem xét logistics là một quá trình thực hiện tất cả các hoạt động từ nguồn nguyên liệu – điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng – thành phẩm đến tay người tiêu dùng, sao cho tối ưu và hiệu quả nhất.
2.1.2. Định nghĩa về hoạt động thuê ngoài Logistics
Khi doanh nghiệp tự thực hiện các công đoạn vận tải, kho bãi và thủ tục giao nhận… cho nhu cầu sản xuất kinh doanh thì được gọi là 1PL. Sau đó, các doanh nghiệp khi tìm kiếm giải pháp để tối ưu hóa chi phí thì họ đã chuyển một vài cho đến toàn bộ các hoạt động logistics của mình cho các công ty bên ngoài thực hiện, từ đó ra đời khái niệm thuê ngoài logistics.
Lambert và cộng sự (1999) đã nêu, thuê ngoài logistics là việc sử dụng một nhà cung cấp thứ ba cho tất cả hoặc một phần của các hoạt động logistics.
Van Laarhoven và cộng sự (2000) thì thuê ngoài logistics là các hoạt động logistics được nhà cung cấp dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ tàu, bao gồm vận chuyển và kho bãi. Ngoài ra còn có thể bao gồm các hoạt động khác như quản trị tồn kho, hoạt động các thông tin liên quan như theo dõi và tìm kiếm, các hoạt động tăng thêm giá trị như lắp ráp phụ, lắp đặt sản phẩm hoặc thậm chí là quản trị chuỗi cung ứng.
Luật Thương mại Việt Nam (2005) đã nêu, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Chaabouni và Dhiaf (2013) cho rằng, thuê ngoài logistics là sự ủy nhiệm tất cả hoặc một phần của chuỗi logistics, những hoạt động mà trước đây tự doanh nghiệp thực hiện, thì nay được các nhà cung cấp bên ngoài thực hiện, có tiềm lực và mục đích hoạt động.
18
Như vậy, từ các định nghĩa trên cho thấy hoạt động thuê ngoài logistics là doanh nghiệp không tự thực hiện các hoạt động logistics mà chuyển cho các đối tác bên ngoài thực hiện. Doanh nghiệp logistics được coi là nhà hỗ trợ trung gian giữa nhà cung cấp và người mua trong chuỗi cung ứng (Hertz và Alfredsson, 2003), là một đơn vị độc lập, có tiềm lực và khả năng để thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động logistics cho một doanh nghiệp khác. Những điều khoản thỏa thuận sẽ được thiết lập trong hợp đồng. Thuê ngoài vượt xa hợp đồng mua bán và tư vấn thông thường, không chỉ xảy ra với các hoạt động được chuyển ra bên ngoài mà còn đối với nguồn lực tạo ra hoạt động, bao gồm con người, phương tiện, thiết bị, công nghệ và tài sản khác cũng được chuyển ra bên ngoài (Jacobs và Chase, 2014).
Theo Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2010), các doanh nghiệp logistics sắp xếp theo mức độ thuê ngoài như sau:
2PL: doanh nghiệp logistics chuyên cung cấp các dịch vụ giao nhận kho vận một cách đơn lẻ như vận tải, kho bãi, khai thuê hải quan, mua bán cước…
3PL: doanh nghiệp logistics cung cấp các dịch vụ logistics tổng hợp và xuyên suốt, các dịch vụ gia tăng giá trị như lắp ráp, đóng gói, dán nhãn hàng hóa, trở thành một bộ phận thiết yếu của công ty khách hàng.
4PL: doanh nghiệp logistics cung cấp dịch vụ logistics tổng hợp và chuỗi cung ứng, gồm quản lý, phân phối và kiểm soát các nguồn lực doanh nghiệp trong giải pháp logistics và chuỗi cung ứng bao gồm cả tài chính và marketing.
5PL: đây là một bước phát triển cao của 4PL dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và thương mại điện tử, doanh nghiệp logistics tham gia quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.3. Vai trò của thuê ngoài logistics
Ngày nay, hoạt động thuê ngoài logistics ngày càng trở nên phổ biến và các doanh nghiệp nhận thấy hoạt động thuê ngoài logistics như một yếu tố kết nối các hoạt động bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp nhằm tăng sự hài lòng của khách hàng và phát huy lợi thế cạnh tranh (Knemeyer và Murphy, 2004). Vì thế, nếu giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp logistics có được mối quan hệ tốt thì cả hai