LA46.003_Cảm hứng nghệ thuật trong sáng tác hội họa
1. Lý do lựa chọn đề tài
Sáng tác hội họa là một diễn trình lao động sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân, tác phẩm hội họa gửi những thông điệp của họa sĩ (HS) đến với ngƣời xem thông qua các hình thức biểu đạt của ngôn ngữ hội họa nh ƣ: đƣờng nét, hình, mảng, màu sắc… Tuy nhiên, do những hiệu quả nghệ thuật (NT) ấy đƣợc thẩm thấu qua thị giác, phụ thuộc đáng kể ở tâm lý thị giác rất đa dạng của con ngƣời , nên các tác động từ tác phẩm hội họa vào sự thụ cảm của ngƣời thƣởng thức thƣờng không dễ lý giải. Tại sao có những bức vẽ với các tương quan tạo hình khá thuận mắt nhưng lại không có sức
truyền cảm, không đem lại giá trị NT, trái lại, nhiều tác phẩm hội họa đầy những sự phi lý lại có một sức truyền cảm mạnh mẽ t ới người xem tranh? Tại sao có những HS nổi tiếng nhưng cũng có nhiều tác phẩm không thành công? Tại sao cùng một tác phẩm hội họa mà mỗi người xem lại có cảm nhận khác nhau? Những đặc trƣng đó phần nào khiến NT hội họa trở nên huyền bí, khó cắt nghĩa dƣới góc độ lý luận nên rất cần có những lý giải khoa học. Nghiên cƣu sinh (NCS) hiểu rằng, trong khi kinh nghiệm tri thức là nền tảng của khoa học thì kinh nghiệm xúc cảm là nền tảng của NT, mà kinh nghiệm xúc cảm thì không ai giống ai.
Từ thực tế lịch sử Hội họa Việt Nam đặc biệt là giai đoạn từ thơi ky đôi mơi đến nay , các tài liệu lý luận , các ý kiến của giới HS và những gợi ý của các tài liệu liên quan vƣa nêu trên , NCS nhận thấy quá trình triển khai bức vẽ không đơn thuần chỉ là quá trình tƣ duy, tìm ý tƣởng và phong cách thể hiện mà còn có sự tác động không nhỏ của trạng thái cảm hứng trong sáng tác. Phải chăng để có những thành công trong sáng tác hội hoạ, ngoài bệ đỡ trí tuệ, kiến thức văn hoá và những kiến thức học thuật, còn có một động lực mạnh mẽ của các dạng tâm lý sáng tạo NT? Tất cả đã gợi cho NCS liên tƣởng về quá trình sáng tạo tác phẩm Hội họa hiệu quả hơn bởi nguồn cảm hứng nghệ thuật (CHNT) khơi nguồn sáng tạo cho HS – một dạng CHNT tuy khá rõ ràng nhƣng ít đƣợc bàn đến.
Trong lĩnh vực lý luận phê bình mỹ thuật ở Việt Nam, chừng mực nào đó rất cần những hƣớng tiếp cận mới có tính liên ngành. Thực tế cho thấy các HS Việt Nam rất thiếu về lý luận hội hoạ, hiện còn không ít phong cách và quan điểm sáng tác của các HS đang đi trên con đƣờng dò dẫm và có phần duy lý, thiếu điểm tựa về mặt lý luận, vì thế công tác lý luận, phê bình mỹ thuật rất quan trọng trong vai trò định hƣớng thẩm mỹ cho xã hội, góp phần soi sáng con đƣờng cho các HS để họ vững tâm với quan điểm sáng tác của mình, đồng thời góp phần chỉ ra sự trá hình của một bộ phận nhỏ đang nƣơng náu trong cái vỏ bọc hội họa, làm mất đi giá trị sáng tạo vốn là bản chất của hoạt động sáng tác hội họa.
Thông qua các nguồn tài liệu đã đƣợc tiếp cận, NCS nhận thấy các nghiên cứu ở Việt Nam thƣờng nghiêng nhiều về lịch sử mỹ thuật, một số khác thì theo xu hƣớng phê bình và phân tích mỹ thuật, hoặc nghiên cứu theo hƣớng lý luận mỹ thuật thì chủ yếu dựa trên hệ thống các ngôn ngữ tạo hình và các tƣơng quan tạo hình, chƣa thấy tài liệu nào nghiên cứu hệ thống về việc các HS thƣờng có những trạng thái CHNT nhƣ thế nào trong khi đang vẽ tranh, và tác động của cảm hứng đó đến sự hiện diện của ngôn ngữ hội họa trên bức tranh. Phải chăng lý luận hội hoạ ở Việt Nam rất cần những công trình nghiên cứu lý luận cơ bản? Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, việc nghiên cứu về CHNT của HS Việt Nam đã trở nên rất cấp thiết đối với công tác lý luận hội hoạ nói riêng và
lý luận mỹ thuật nói chung. Phải tìm thêm những cách tiếp cận mới để hiểu hơn về HS và tác phẩm của họ. Điều đó thôi thúc NCS chọn vấn đề nghiên cứu cho luận án với tên gọi Cảm hứng nghệ thuật trong sáng tác hội họa