Thursday, February 2, 2023
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Thạc Sĩ - Cao Học Kinh Tế

Cải cách ngân hàng Việt Nam Nghiên cứu so sánh với Trung Quốc

admin by admin
September 19, 2016
in Kinh Tế, Thạc Sĩ - Cao Học
0
Luận văn thạc sĩ kinh tế
595
SHARES
3.3k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Phát triển chuỗi sản phẩm dược liệu tỉnh Quảng Ninh

Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống báo chí công an nhân dân

Phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

ThS01.130_Cải cách ngân hàng Việt Nam Nghiên cứu so sánh với Trung QuốcThS01.130_Cải cách ngân hàng Việt Nam Nghiên cứu so sánh với Trung Quốc


Tổng kết về hai mươi năm đổi mới, Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã nêu rõ ”Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.” (ĐCSVN, 2006). Điều này được minh chứng bằng những con số hết sức sinh động khi mà với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,2%, sau 20 năm, GDP của Việt Nam đã tăng gấp 4 lần; tỷ lệ nghèo từ khoảng ¾ giảm xuống còn khoảng ¼ (UNDP Vietnam). Hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ với điển hình nhất là việc trở thành thành viên chính thức của WTO trong đầu năm 2007. Hơn nữa, trong
một phân tích gần đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đặt Việt Nam vào bức tranh chung của các nước đông Á với rất nhiều chỉ tiêu cao hơn mức bình quân (xem Phụ lục 1).

Những kết quả có được là nhờ Việt Nam đã kịp thời đổi mới kinh tế và liên tục tạo ra những yếu tố tích cực làm động lực cho tăng trưởng kinh tế trong một thời gian dài. Đầu tiên là cải cách nông nghiệp trong những năm cuối thập niên 1980. Khi ruộng trở về tay người dân đã đưa Việt Nam từ nước phải nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới và nhiều mặt hàng nông sản khác như cà phê, hồ tiêu, chè đứng trong tốp đầu của thế giới. Nhân tố quan trọng tiếp theo là sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động ngoại thương. Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm lên đến 23% đã đưa giá trị xuất khẩu từ chưa đến 500 triệu đô-la năm 1986 lên 39,6 tỷ đô-la vào cuối năm 2006. Đây là một trong những nguồn quan trọng nhất tạo ra ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu hàng hóa vốn và hàng hóa tiêu dùng. Xuất khẩu đóng vai trò hết sức tích cực, tỷ lệ thâm hụt thương mại (nhập khẩu – xuất khẩu) ngày càng được thu hẹp (tuy nhiên, con số tuyệt đối ngày một gia tăng).

Mặt khác, theo nguyên tắc “Vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng” (ĐCSVN, 1997), thành công của việc thu hút các nguồn vốn bên ngoài với tổng giá trị lên đến 70 tỷ đô-la (FDI 30 tỷ đô-la, kiều hối và vốn ODA mỗi loại khoảng 20 tỷ đô-la) bằng 13% GDP của cả thời kỳ này và xấp xỉ 50% tổng vốn đầu tư phát triển là một nguồn vốn hết sức quan trọng cho quá trình phát triển. Một nhân tố nữa tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế là sự phục hồi và phát triển của khu vực kinh tế dân doanh mà bắt đầu từ việc thực thi luật doanh nghiệp vào năm 2000. Với 160 nghìn doanh nghiệp và 254 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký mới đã đưa kinh tế dân doanh trở thành một trong những khu vực năng động nhất và có những đóng góp rất tích cực cho việc duy trì đà tăng trưởng của Việt Nam khi mà các doanh nghiệp nhà nước đang gặp những khó khăn và cần có những cuộc đại phẫu để chữa căn bệnh kém hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng trên 7% – 8% là một điều thần kỳ. Nhưng theo giáo sư David O.Dapice, “Nếu đầu tư một cách tiết kiệm và khôn ngoan, tỉ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam phải ở mức thực là 9-10% như ở Trung Quốc chứ không phải là 7-8%. Như vậy, sự lãng phí làm Việt Nam mỗi năm tổn thất khoảng 2% GDP, tương đương 1 tỉ USD.”

Đây là một con số khổng lồ của nền kinh tế trên 50 tỷ đô-la. Hơn nữa, sự không hiệu quả trong việc đầu tư và phân bổ vốn đầu tư được thể hiện ở hệ số ICOR ngày càng gia tăng. Từ chỗ ICOR chỉ khoảng 3 vào những năm đầu thập niên 90, đến nay đã lên đến khoảng 5, trong khi ở một số nền kinh tế khác, ở giai đoạn tăng trưởng cao, ICOR của họ chỉ dao động quanh 3, thậm chí là thấp hơn rất nhiều (xem phụ lục 2).Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân bổ nguồn vốn chưa thực sự hiệu quả và một trong những nguyên nhân chính có thể bắt nguồn từ sự yếu kém của hệ thống tài chính
dựa vào ngân hàng do các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), những tổ chức tài chính mà hoạt động chưa thực sự theo các quy luật của thị trường, gia tăng giá trị doanh nghiệp không phải là mục tiêu duy nhất cộng với các cơ chế quản trị tốt vẫn còn yếu, chi phối.

Nếu hệ thống ngân hàng được cải cách và hoạt động tốt giúp cho việc phân bổ vốn hiệu quả hơn có thể tạo ra làn sóng tăng trưởng nhanh và ổn đỉnh tiếp theo. Hơn nữa, tài chính ngân hàng chính là khu vực phải chấp nhận mở cửa nhiều nhất trong cam kết gia nhập WTO và là một trong những khu vực mà Việt Nam cảm thấy lo lắng nhất trong quá trình hội nhập. Đây chính là lý do mà Việt Nam đã coi việc cải cách các ngân hàng trong nước, nhất là các NHTMNN là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Trung Quốc bắt đầu quá trình cải cách kinh tế từ cuối năm 1978 và đã duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP đạt gần 2 con số trong gần 30 năm qua. Theo dự báo, vào khoảng năm 2050, Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới (về quy mô). Kết quả này có được là nhờ sự khởi xướng tiến trình cải cách của ông Đặng Tiểu Bình, một trong những nhà cải cách vĩ đại nhất của Trung Quốc. Với những bước đi hết sức hợp lý, Trung Quốc liên tục tạo ra những làn sóng tăng trưởng nối tiếp nhau để duy trì được một tốc độ tăng trưởng rất cao trong thời gian dài.
Khởi đầu cho làn sóng tăng trưởng ở trung Quốc là quá trình cải cách nông nghiệp, tiếp đến là sự phát triển của các xí nghiệp hương chấn (TVEs), thúc đẩy ngoại thương, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là những làn sóng tiếp theo, đến thời điểm hiện nay, xuất khẩu được xem là động lực đang thúc đẩy tăng trưởng cao ở Trung Quốc. Tuy nhiên, các làn sóng tăng trưởng này đến một lúc nào đó sẽ dừng lại, vì vậy việc có được các làn sóng tiếp theo là điều Trung Quốc đang mong muốn

Trong khu vực ngân hàng, cách đây 5 năm, khi Trung Quốc gia nhập WTO, người ta đã dự báo rằng hệ thống ngân hàng của họ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, đến thời điểm thực hiện đầy đủ các các cam kết trong thỏa thuận gia nhập WTO, người ta đã chứng kiến sự lên ngôi của các ngân hàng Trung Quốc khi mà cả ba NHTMNN gồm: Ngân hàng Trung Quốc Xây dựng (CCB), Ngân hàng Trung Quốc (BOC) và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) đã được cổ phần hóa hết sức thành công. Đặc biệt, đợt phát hành cổ phiếu lần đầu công chúng trên cả hai thị trường Thượng
Hải và thị trường Hồng Kông của ICBC vào tháng 10/2006 với số tiền thu được lên đến 19 tỷ đô-la, vượt qua kỷ lục 18,4 tỷ đô-la của công ty điện truyền thông NTT của Nhật và trở thành đợt phát hành lớn nhất thế giới từ trước đến nay.

Hơn thế, cuối năm 2006, ICBC đã vượt qua Bank of America trở thành ngân hàng lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Citibank Trung Quốc dường như đã thành công bước đầu trong việc cải cách hệ thống ngân hàng và có vẻ như hệ thống ngân hàng của họ đang được vận hành trơn tru? Thực ra, giống như Việt Nam vấn đề phân bổ vốn không hiệu quả và sự yếu kém của hệ thống ngân hàng đã và đang làm các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đau đầu. Theo đánh giá của nhiều học giả hàng đầu nghiên cứu về lĩnh vực này, hệ thống ngân hàng nói riêng, hệ thống tài chính Trung Quốc nói chung vẫn đang mất cân đối, kém phát triển, thiếu sự hỗ trợ, không hiệu quả và tiềm ẩn sự mong manh dễ vỡ, các ngân hàng hoạt động chưa thực sự theo các chuẩn mực thị trường với mục tiêu cao nhất là lợi nhuận, là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Trong những vấn đề nêu trên, nợ xấu và yếu kém trong quản trị ngân hàng là vấn đề được quan tâm nhiều hơn cả. Để có được thành công bước đầu, Trung Quốc đã phải trả một giá rất cao và có thể cái giá này còn cao hơn nữa khi mà Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), ngân hàng lớn nhất Trung Quốc về quy mô tài sản vẫn chưa thể cổ phần hóa. Trung Quốc bắt đầu quá trình cải cách kinh tế trước Việt Nam gần một thập kỷ, do hoàn cảnh và hệ thống có những điểm tương đồng nhau, nên dù quy mô của Trung Quốc(về hầu hết các lĩnh vực kinh tế, dân số, tự nhiên) lớn hơn Việt Nam rất nhiều, nhưng những vấn đề Việt Nam đang gặp phải cũng là những vấn đề Trung Quốc đã và đang phải trải qua. Tài chính ngân hàng không phải là ngoại lệ vì nhìn vào quá trình hình thành, phát triển và cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc và Việt Nam có thể thấy rất nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm giống nhau, quá trình đổi mới và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng có những điểm khác biệt so với Trung Quốc, đây chính là điều mà nghiên cứu này muốn tìm hiểu.

Từ những phân tích trên cho thấy, việc so sánh quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam với hệ thống ngân hàng Trung Quốc sẽ là một cách thức thích hợp nhằm“giải phẫu” hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ đó tìm ra những giải pháp cải cách phù hợp để có thể xây dựng một hệ thống tài chính mạnh dựa trên 4 yếu tố chính là các thị trường tài chính phát triển và hiệu quả, các tổ chức tài chính mạnh, các công cụ tài chính đa dạng và cơ sở hạ tầng tài chính tốt (Miskhin, 2004), thực hiện tốt bốn chức năng cơ bản là phân bổ tốt nguồn vốn từ nơi thặng dư đến nơi có nhu cầu sử dụng; sàng lọc, tập trung và phân tán rủi ro; giám sát hoạt động doanh nghiệp; và vận hành tốt hệ thống thanh toán nhằm tạo một động lực hay một làn sóng mới thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh hơn. Câu hỏi đâu là điểm giống và khác nhau trong quá trình cải cách hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc và Việt Nam, và điều này có ý nghĩa như thế nào đối với tiến trình cải cách ngân hàng ở Việt Nam là điều mà nghiên cứu này muốn tìm câu trả lời.

ThS01.130_Cải cách ngân hàng Việt Nam Nghiên cứu so sánh với Trung Quốc

Tham khảo thêm :

  • Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính
  • Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam
  • Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ
  • Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam…
  • Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội…
  • Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ…
  • Nghiên cứu căng thẳng khu vực tài chính tại Việt Nam
  • Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam
  • Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và…
  • Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh…
Previous Post

Liên kết các ngân hàng thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập

Next Post

Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Trong Họat Động Cho Vay Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Phát triển chuỗi sản phẩm dược liệu tỉnh Quảng Ninh

by admin
November 15, 2019
Luận văn thạc sĩ kinh tế
Kinh tế chính trị

Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống báo chí công an nhân dân

by admin
July 26, 2019
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài chính ngân hàng

Phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

by admin
July 6, 2019
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh

Các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức tại các Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) trên địa bàn Q.4, Thành phố Hồ Chí Minh

by admin
December 1, 2018
Luận văn thạc sĩ kinh tế
Quản lý kinh tế

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ

by admin
November 19, 2018
Next Post
Luận văn thạc sĩ kinh tế

Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Trong Họat Động Cho Vay Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ 4d cad trong lập và mô phỏng tiến độ thi công xây dựng

May 6, 2016
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng

Các điều kiện kinh tế vĩ mô và tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn – Bằng chứng ở Việt Nam

July 7, 2019
Những yêu cầu chung trong cách trình bày một bài luận văn

Khái niệm cải cách bộ máy hành chính nhà nước

October 9, 2018
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

Sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao hiệu quả dạy học phương trình, bất phương trình

December 22, 2015

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.