LA02.225_Cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc và một số bài học kinh nghiệm cho tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình cải cách hệ thống ngân hàng tại Trung Quốc. Lý do lựa chọn đối tượng nghiên cứu này là Trung Quốc có thể chế chính trị, môi trường kinh tế, đặc biệt là cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng có nhiềm điểm tương đồng với Việt Nam (như đã phân tích ở trên).
Mục đích tổng quát/cuối cùng của nghiên cứu này là rút ra một số bài học kinh nghiệm từ quá trình cải cách hệ thống ngân hàng của Trung Quốc thời gian qua đển áp dụng cho quá trình cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam trong thời gian sắp tới. Để thực hiện được mục đích này, nghiên cứu cũng xác định các mục tiêu trung gian/cụ thể thể hiện thông qua các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
1/ Cải cách hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc dựa trên cơ sở nào? (lý thuyết và thực tiễn kinh nghiệm quốc tế).
2/ Tại sao phải cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc? (những nguyên nhân xuất phát từ nội tại hệ thống ngân hàng Trung Quốc, của nền kinh tế Trung Quốc nói chung và trong bối cảnh khu vực và quốc tế).
3/ Nội dung chính của cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn 1990 đến nay là gì? Tác động của quá trình này?
4/ Việt Nam có thể học được những kinh nghiệm gì từ thực tiễn cải cách hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc?
3. Phạm vi nghiên cứu
Về cơ sở lý luận, do cải cách hệ thống ngân hàng là một lĩnh vực rộng lớn, gồm nhiêu nội dung liên quan đến cả vấn đề pháp lý và thực tiễn thị trường cũng như tình hình cải cách các lĩnh vực kinh tế khác có liên quan, trong khuôn khổ của luận án này không thể đề cập, giải quyết hết các vấn đề trên. Luận án tập trung nghiên cứu các lý thuyết và khung chính sách cải cách hệ thống ngân hàng mang tính cấu trúc, trong đó đặc biệt tập trung vào nguyên nhân và các giải pháp xử lý những yếu kém/rủi ro căn bản của hệ thống ngân hàng thương mại (như vấn đề nợ xấu và vấn đề sở hữu chéo – đây cũng là những rào cản chủ yếu trong quá trình cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam hiện nay).
Về mặt thời gian, do lĩnh vực tài chính là một trong những lĩnh vực có sự biến đổi và phát triển nhanh chóng trong quá trình toàn cầu hóa kể từ thập niên 1990, để bảo đảm tính cập nhật và giá trị thực tiễn của kết quả nghiên cứu, phạm vi luận án lựa chọn tổng hợp và phân tích các kinh nghiệm trong mốc thời gian từ những năm 1990 cho đến nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án xác định câu hỏi nghiên cứu là: Những mô hình, chính sách và giải pháp pháp cải cách hệ thống ngân hàng nào tại Trung Quốc có thể được áp dụng cho quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn sắp tới như thế nào?
7. Kết cấu của luận án:
Đầu tiên, chuyên đề sẽ rà soát, tổng hợp và hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về cải cách hệ thống ngân hàng trên thế giới, trên cơ sở đó, tổng kết và đánh giá thực tiễn cải cách hệ thống ngân hàng tại một số quốc gia trên thế giới thời gian qua. Từ đó, nghiên cứu đối chiếu với những khó khăn, thách thức trong cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay để rút ra một số khuyến nghị chính sách cho quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian tới.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng trên thế giới, tại Trung Quốc và Việt Nam thời gian qua. Trên cơ sở đó xác định mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của luận án; với mục tiêu đưa ra những hàm ý/khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy tiến độ và nâng cao hiệu quả, đảm bảo tính bền vững của quá trình tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (đặt trong bối cảnh tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh và bền vững).
Chương 2: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách hệ thống ngân hàng trên thế giới, phân tích ưu điểm/hạn chế của từng trường phái tái cơ cấu và những giải pháp tái cơ cấu cụ thể mà các nước trên thế giới và trong khu vực đã áp dụng; trên cơ sở đó hệ thống hóa các giải pháp tái cần thiết cho quá trình cải cách hệ thống ngân hàng nói chung cũng như đối với từng cầu phần của hệ thống.
Chương 3: Thông qua việc phân tích chính sách, phân tích thị trường nhằm đánh giá về quá trình và đặc điểm cải cách hệ thống ngân hàng của Trung Quốc, gắn với quá trình cải cách và phát triển của cả nền kinh tế nước này nói chung. Nghiên cứu tập trung đi sâu phân tích những tương đồng và khác biệt giữa hệ thống ngân hàng của Trung Quốc và Việt Nam; những ưu/nhược điểm của các chiến lược cải cách, nhóm giải pháp và giải pháp cải cách cụ thể; nguyên nhân của những thành công và tồn tại trong quá trình này ở Trung Quốc; những thách thức mà hệ thống ngân hàng Trung Quốc phải đối mặt trong thời gian tới….
Chương 4: dựa trên các kết quả phân tích trong Chương 1, Chương 2 và Chương 3, căn cứ phân tích đặc điểm thị trường ngân hàng của Việt Nam, khung khổ pháp lý và Đề án Tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng đang triển khai hiện nay, luận án đề xuất một số hàm ý/khuyến nghị chính sách và giải pháp cụ thể đối với quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Việt Nam trong ngắn hạn cũng như trong trung và dài hạn.