ThS01.067_Các tổ chức quốc tế IMF, WBCác tổ chức quốc tế IMF, WB
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ chức tài chính – tín dụng. Các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế ra đời là một yêu cầu khách quan trên cơ sở quan hệ ngoại thương và thanh toán quốc tế; không chỉ là yêu cầu khách quan về mặt kinh tế mà còn là yêu cầu khách quan để phát triển các mối quan hệ về chính trị, ngoại giao và các quan hệ khác giữa các nước.
Trong quá trình phát triển của mỗi đất nước, nhu cầu ổn định cán cân thanh toán quốc tế, nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội… là rất cấp bách, nhất là đối với các nước đang phát triển. Nếu chỉ dựa vào tiềm lực sẵn có của đất nước thì không thể giải quyết được những vấn đề này. Vì vậy, muốn đưa đất nước phát triển trên tầm quốc tế chỉ có một cách duy nhất là hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, việc gia nhập các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Do đó, các quốc gia đều có xu hướng gia nhập các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế với mục đích đẩy nhanh tốc độ phát triển của mình bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật từ các nước phát triển khác.
Trong đó Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) chính là hai tổ chức tài chính – tín dụng lớn và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Đồng thời các quốc gia nếu nắm rõ được cơ chế hoạt động, biết nắm bắt, tận dụng được chính sách ưu đãi, nguồn vốn mà các tổ chức quốc tế này mang lại thì sẽ có một nguồn lực lớn để phát triển.