LA08.046_Các tiền tố tác động tới lòng trung thành địa phương- nghiên cứu tại tỉnh bình dương
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Để giúp địa phƣơng nhận ra tầm quan trọng của lòng trung thành và có giải pháp gây dựng lòng trung thành của cƣ dân đối với địa phƣơng hiệu quả, nghiên cứu sẽ tìm hiểu lòng trung thành, khám phá các tiền tố tác động đến lòng trung thành của cƣ dân đối với địa phƣơng, đề xuất hàm ý chính sách. Để thực hiện nhiệm vụ trên, nghiên cứu đã đặt ra những mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
– Làm rõ vai trò lòng trung thành của cƣ dân trong marketing địa phƣơng.
– Xác định các yếu tố tác động đến lòng trung thành, phát triển mô hình khái niệm các tiền tố tác động đến lòng trung thành đối với địa phƣơng của cƣ dân.
– Kiểm định các mối quan hệ của lòng trung thành đã đƣợc đề xuất trong mô hình nghiên cứu; đo lƣờng mức độ tác động của các tiền tố đến lòng trung thành.
– Đề xuất hàm ý chính sách đối với các tiền tố tác động đến lòng trung thành, nhằm nâng cao lòng trung thành của cƣ dân đối với địa phƣơng.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục tiêu nghiên cứu đã định, các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
– Lòng trung thành của cƣ dân đối với địa phƣơng đƣợc hiểu thế nào và có phải là mục tiêu mà marketing địa phƣơng nên hƣớng tới hay không?
– Những yếu tố nào là tiền tố tác động tới lòng trung thành của cƣ dân đối với địa phƣơng?
– Mức độ tác động của các tiền tố đến lòng trung thành của cƣ dân đối với địa phƣơng nhƣ thế nào?
– Hàm ý chính sách nào đƣợc đề xuất nhằm nâng cao lòng trung thành đối với địa phƣơng của cƣ dân?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Lòng trung thành đối với địa phƣơng của cƣ dân và các yếu tố tác động tới lòng trung thành đối với địa phƣơng của cƣ dân.
– Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu lòng trung thành cùng các yếu tố tác động đến lòng trung thành của cƣ dân, trong mối quan hệ với marketing địa phƣơng, tại tỉnh Bình Dƣơng. Thời gian khảo sát bắt đầu từ 15/10/2016 đến 01/06/2017 và đƣợc chia làm 3 giai đoạn: nghiên cứu thử nghiệm, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
– Đối tượng khảo sát:
+ Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định tính là: các chuyên gia kinh tế và xã hội học tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dƣơng; cƣ dân sống tại Bình Dƣơng.
+ Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định lượng là: Cƣ dân sống tại Bình Dƣơng.
Địa bàn phát phiếu khảo sát tập trung tại thành phố Thủ Dầu Một, Dĩ An và Thuận An, vì đây là những địa phƣơng thành công trong phát triển kinh tế và thành công trong thu hút, giữ chân nhân lực.
Đối với cƣ dân, để đảm bảo ngƣời đƣợc hỏi có hiểu biết về địa phƣơng, có khả năng tự đƣa ra quyết định thể hiện lòng trung thành đối với địa phƣơng, khảo sát chỉ thực hiện đối với cƣ dân thỏa cả 3 điều kiện: (1) sống tại Bình Dƣơng trên ba năm, (2) đang đi làm toàn thời gian, (3) từ 20 tuổi trở lên.
1.6. Đóng góp mới của nghiên cứu
Nghiên cứu là tài liệu tổng hợp đầy đủ, có hệ thống, có tính cập nhật cao vềlý thuyết marketing địa phƣơng, lòng trung thành, các yếu tố có thể tác động đến lòng trung thành đối với địa phƣơng của thế giới. Cơ sở lý thuyết mà đề tài giới thiệu có giá trị tham khảo tốt cho những nghiên cứu liên quan.
Quá trình tổng hợp lý thuyết đi trƣớc và kiểm định thang đo cho thấy: ngoài việc kế thừa, điều chỉnh thang đo các tiền tố tác động đến lòng trung thành của cƣ dân thì nghiên cứu đã góp phần phát triển định nghĩa lòng trung thành địa phƣơng của cƣ dân, phát triển thang đo lòng trung thành địa phƣơng của cƣ dân phù hợp. Các nghiên cứu sau có thể vận dụng kết quả này khi nghiên cứu lòng trung thành của cƣ dân đối với địa phƣơng.
Kết quả nghiên cứu đã thể hiện: (1) Các tiền tố tác động đến lòng trung thành đối với địa phƣơng của cƣ dân và mức ảnh hƣởng của từng tiền tố đến lòng trung thành. (2) Một số yếu tố nhân khẩu học tác động đến các mối quan hệ của lòng trung thành. Kết quả trên sẽ giúp địa phƣơng xác định những nhiệm vụ trọng tâm trong việc thu hút và giữ chân cƣ dân, đặc biệt là những cƣ dân có đặc điểm nhân khẩu phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế.
Nghiên cứu đã đề xuất hàm ý chính sách đối với các tiền tố tác động đến lòng trung thành, nhằm nâng cao lòng trung thành của cƣ dân đối với địa phƣơng.
Nghiên cứu đã vạch ra sự mới mẻ và tính cần thiết trong việc nghiên cứu lòng trung thành của cƣ dân đối với địa phƣơng về mặt tổng quan. Điều này cho thấy: nghiên cứu lòng trung thành của cƣ dân vẫn cần đƣợc tiếp nối; các nghiên cứu sau có thể tìm hiểu sâu hơn về lòng trung thành của cƣ dân tổng thể, hoặc tìm hiểu các yếu tố tác động đến lòng trung thành đối với những nhóm cƣ dân chiến lƣợc mà địa phƣơng muốn thu hút và duy trì.
Mức tác động của các yếu tố lên lòng trung thành cho thấy vẫn còn có yếu tốtạo nên lòng trung thành chƣa đƣợc khám phá. Điều này cũng mở ra khe hổng nghiên cứu cho các nghiên cứu tiếp nối.
1.7. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Chƣơng 1: Tổng quan về nghiên cứu
Chƣơng này sẽ giới thiệu: lý do hình thành nghiên cứu; mục tiêu của nghiên cứu; các vấn đề cần tìm hiểu và giải quyết trong nghiên cứu; đối tƣợng và phạm vi của nghiên cứu; phƣơng pháp nghiên cứu; điểm mới và đóng góp của nghiên cứu; kết cấu của nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chƣơng 2 sẽ tổng hợp cơ sở lý luận của các nghiên cứu liên quan trƣớc đó, nhằm hình thành cơ sở lý luận của việc nghiên cứu lòng trung thành và tiền tố tác động đến lòng trung thành, xây dựng mô hình nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng này trình bày cách thức xây dựng thang đo, thiết kế bảng câu hỏi, quá trình khảo sát trong nghiên cứu định tính, khảo sát định lƣợng sơ bộ. Phân tích thang đo bằng phần mềm SPSS qua các phƣơng pháp cronbach‟s alpha, EFA đƣợc thực hiện nhằm hình thành thang đo chính thức.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 4 mô tả quá trình thu thập số liệu, kiểm định thang đo lòng trung thành và thang đó các yếu tố tạo nên lòng trung thành. Chƣơng cũng kiểm định mô hình nghiên cứu qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, phân tích cấu trúc đa nhóm.
Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Chƣơng này tổng hợp những khám phá có ý nghĩa và kết luận của nghiên cứu, từ đó đề xuất những chính sách tạo dựng lòng trung thành của cƣ dân. Chƣơng cũng vạch ra các hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo.