LA05.014_Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền tại Tp.HCM
1.3. Ý nghĩa của nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền tại Tp.HCM nằm ở những đóng góp của luận án về mặt học thuật và thực tiễn như sau:
1.3.1. Đóng góp về lý thuyết
− Kế thừa các nghiên cứu đã công bố, luận án tiếp tục phân tích, khám phá các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền tại Tp.HCM.
− Nghiên cứu sự tác động của ba nhân tố: Thực thi pháp luật nhượng quyền thương mại, đặc điểm cá nhân của Bên nhận quyền, CLMQH Bên nhượng quyền – Bên nhận quyền đến dự định duy trì tham gia hệ thống nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền.
− Làm rõ vai trò của nhân tố CLMQH Bên nhượng quyền – Bên nhận quyền trong mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền.
1.3.2. Đóng góp về thực tiễn
− Trên cơ sở lý thuyết khoa học, thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại và dự định duy trì tham gia hệ thống nhượng quyền thương mại tại Tp.HCM, luận án sẽ đóng góp các hàm ý quản trị cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức NQTM. Từ đó, doanh nghiệp có thể áp dụng trong việc xây dựng những chính sách riêng nhằm nâng cao mức độ dự định duy trì tham gia của các Bên nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
− Luận án sẽ đóng góp các hàm ý chính sách giúp hình thành môi trường kinh doanh NQTM thuận lợi. Đồng thời, định hướng chiến lược phát triển phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại tại Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng.
− Luận án trở thành tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác đào tạo các chuyên gia ngành thương mại và các nhà nghiên cứu quan tâm đến sự phát triển các lý thuyết và thực tiễn liên quan đến nhượng quyền thương mại.
1.3.3. Điểm mới của luận án
Nội dung của luận án có những điểm mới về học thuật như sau:
Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố: Thực thi pháp luật NQTM, đặc (1) điểm cá nhân và CLMQH Bên nhượng quyền – Bên nhận quyền có tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền, bổ sung vào nghiên cứu của Adeiza và đtg (2017), Dant và đtg (2013), Chen (2011), McDonnell (2011), Ulaga và đtg (2006), Chiou và đtg (2004), Morrison (1997), Vitell và đtg (1993). Bên cạnh đó, nghiên cứu này điều chỉnh các thang đo được kế thừa từ nghiên cứu của Dant và đtg (2013), Laverdière và đtg (2013), McDonnell (2011), Chiou và đtg (2004), Vitell và đtg (1993) phù hợp hơn với hoạt động NQTM tại Tp.HCM.
Kết quả của luận án cho thấy: Khi phân tích sự tác động của hai nhân tố: (2) CLMQH Bên nhượng quyền – Bên nhận quyền và đặc điểm cá nhân của Bên nhận quyền đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền, hai nhân tố này được xem xét là hai khái niệm đa hướng, không xem xét sự tác động của từng yếu tố thành phần riêng lẻ của khái niệm đa hướng như nghiên cứu của Erlinda và đtg (2016), Ulaga và đtg (2006), Chiou và đtg (2004), Morrison (1997).
Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu bằng mô hình hóa cấu trúc tuyến (3) tính (SEM) cho thấy: Thực thi pháp luật NQTM tác động mạnh hơn lên CLMQH Bên nhượng quyền – Bên nhận quyền so với đặc điểm cá nhân; CLMQH Bên nhượng quyền – Bên nhận quyền tác động mạnh nhất đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền, kế tiếp là đặc điểm cá nhân và cuối cùng là thực thi pháp luật NQTM.
Kết quả phân tích đa nhóm cho thấy, mối quan hệ giữa các khái niệm (4) trong mô hình nghiên cứu không có sự khác nhau về thời gian hoạt động của các cửa hàng của Bên nhận quyền nhưng có sự khác nhau giữa thương hiệu NQTM nước ngoài với thương hiệu NQTM trong nước.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu luận án
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền tại Tp.HCM.
Mục tiêu cụ thể
Thiết kế mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền.
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền.
Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao mức độ dự định duy trì tham gia hệ thống nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền và các hàm ý chính sách đối với Nhà nước về hoạt động nhượng quyền thương mại.
Các câu hỏi nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận án phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu dưới đây:
Các nhân tố nào tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền?
Bản chất CLMQH Bên nhượng quyền – Bên nhận quyền và vai trò của nó trong mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền là như thế nào?
Các Bên tham gia trong hoạt động NQTM phải làm gì để mức độ duy trì tham gia vào hệ thống NQTM của Bên nhận quyền mang tính ổn định và bền vững.
Nhà nước phải làm gì liên quan đến chính sách để phát triển hoạt động NQTM ở Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng.
Nhiệm vụ của luận án
Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ của luận án được đặt ra gồm:
− Nghiên cứu tổng quan về NQTM và dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền. Từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết.
− Nghiên cứu định tính nhằm khẳng định mô hình nghiên cứu lý thuyết, khám phá các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền và các biến quan sát cho từng nhân tố.
− Nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền.
− Đề xuất được các hàm ý quản trị cho doanh nghiệp NQTM, cũng như hàm ý chính sách đối với Nhà nước về hoạt động NQTM.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án
Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền.
Phạm vi nghiên cứu
− Về vấn đề nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền.
− Về thời gian: Hoạt động NQTM thực tiễn từ 2007 đến nay.
− Về không gian:
+ Tổng quan về thực trạng hoạt động NQTM Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng để có bức tranh tổng thể về sự hình thành và phát triển hoạt động NQTM, pháp luật NQTM và cơ chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động này.
+ Khảo sát dữ liệu để kiểm định mô hình các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền: Tại Tp.HCM. Tp.HCM là nơi diễn ra hoạt động nhượng quyền thương mại sôi nổi nhất nước. Hơn 90% các thương hiệu NQTM nước ngoài đăng ký ở Bộ Công thương đang hoạt động tại Tp.HCM (Website Bộ Công thương, 2017), có thể kể đến các thương hiệu như: Jollibee, KFC, McDonald, Texas Chicken, Caffe Bene, BBQ King,… Bên cạnh đó, các thương hiệu NQTM nội địa cũng rất phát triển như: Thời trang Ninomaxx, Foci, Giày T&T, bánh ngọt Kinh Đô Bakery, bánh xèo Mười Xiềm, cà phê Millano, Vesly, Highland, Phở 24,… Do vậy, nghiên cứu này chọn thực hiện khảo sát Bên nhận quyền tại thị trường Tp.HCM.
− Về đối tượng khảo sát: Bên nhận quyền. Bên nhận quyền ở đây là các doanh nghiệp hay cửa hàng nhận quyền, trong đó, lãnh đạo doanh nghiệp hay quản lý cửa hàng là những người đại diện doanh nghiệp, cửa hàng trong việc điều hành và đề xuất các quyết định cho hoạt động kinh doanh NQTM (đối với thương hiệu đang nhận nhượng quyền) của đơn vị.
1.5. Kết cấu của luận án
Luận án Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền tại Tp.HCM có cấu trúc gồm năm chương với các nội dung chính sau:
Chương 1 – Giới thiệu luận án
Bao gồm bối cảnh nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu và đóng góp của luận án, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của luận án, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của luận án.
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết “Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền”.
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu
Trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án. Bao gồm: Phương pháp nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu, quy trình nghiên cứu, thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ. Ngoài ra, chương này còn đề cập đến một phần nội dung của nghiên cứu định lượng chính thức: Thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp điều tra, kích thước mẫu và phương pháp thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức.
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày hai nội dung chính: (i) Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức, gồm các nội dung: Thống kê mẫu nghiên cứu chính thức, phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và kiểm định mô hình nghiên cứu; (ii) thảo luận các kết quả nghiên cứu.
Chương 5 – Kết luận, hàm ý quản trị và hàm ý chính sách
Kết luận về kết quả nghiên cứu, đưa ra những hàm ý quản trị đối với Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền, đề xuất các hàm chính sách đối với Nhà nước vềquản lý hoạt động NQTM.