LA09.051_Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán – Nghiên cứu Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chung
Xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán – Nghiên cứu Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam
Mục tiêu cụ thể
– Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán – Nghiên cứu Chuẩn mực kế toán thuế TNDN tại Việt Nam
– Xây dựng mô hình và thang đo nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy định kế toán và áp dụng Chuẩn mực kế toán – Nghiên cứu Chuẩn mực kế toán thuế TNDN tại Việt Nam
– Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng Chuẩn mực kếtoán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Dựa vào các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu, đề tài xác lập các câu hỏi nghiên cứu như sau:
– Thứ nhất: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán. Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam?
– Thứ hai: Mô hình và thang đo được xây dựng như thế nào để kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán – Chuẩn mực kế toán thuế TNDN?
– Thứ ba: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng Chuẩn mực kếkế toán thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống chuẩn mực kế toán – Nghiên cứu Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17).
Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tìm hiểu chủ yếu ở các doanh nghiệp vừa và lớn có phát sinh thuế hoãn lại hoạt động trên địa bàn TPHCM và một số tỉnh, thành phốlân cận khác như: Đồng Nai, Bà Rịa Vũng tàu…
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả kết hợp cách tiếp cận định tính, định lượng với nghiên cứu khám phá cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng bằng phương pháp tình huống với công cụ thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi, phân tích, so sánh, tổng hợp, phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, kế toán trưởng, giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy kế toán đồng thời có kinh nghiệm thực tế làm kế toán cho các công ty. Kết quả đạt được từ phương pháp nghiên cứu tình huống giải quyết được câu hỏi nghiên cứu 1 là nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng VAS 17 như nhân tố năng lực nhân viên kế toán, hỗ trợ tư vấn của tổ chức nghề nghiệp, áp lực từ thuế, trình độ và nhận thức của nhà quản lý, tâm lý kế toán viên, chất lượng phần mềm kế toán, quy mô doanh nghiệp và kiểm toán độc lập.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Từ kết quả nghiên cứu của phương pháp định tính tác giả tiếp tục đưa vào đo lường, kiểm định thông qua bảng khảo sát các câu hỏi đối với đối tượng là giảng viên dạy kế toán đang làm kế toán, tư vấn kế toán, kế toán tại các doanh nghiệp. Công cụ thu thập dữ liệu ở phương pháp này là hình thức gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp đến các đối tượng. Sau đó tác giả sử dụng công cụ phân tích EFA, CFA, SEM để xử lý dữ liệu. Kết quả nghiên cứu giải quyết được câu hỏi 2, câu hỏi 3 là xác định được mô hình nghiên cứu chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực – Nghiên cứu VAS 17 và mức độ ảnh hưởng của chúng tới việc áp dụng chuẩn mực kế toán VAS 17.
5. Đóng góp của luận án
Về mặt học thuật
– Hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán và chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Xây dựng được thang đo đo lường việc áp dụng chuẩn mực kế toán – Nghiên cứu VAS 17
– Thông qua nghiên cứu tình huống, đã xác định được 9 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực – Nghiên cứu VAS 17 trong đó có 2 nhân tố mới là Tâm lý kế toán và chất lượng phần mềm kế toán.
– Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu đã đo lường phản ánh được thực trạng áp dụng VAS 17 tại các DN đồng thời trên cơ sở tiếp cận một cách toàn diện các thuộc tính đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán – Nghiên cứu VAS 17
Về mặt ứng dụng
– Nghiên cứu là một kênh tham khảo có giá trị trong việc tuân thủ quy định chuẩn mực kế toán nói chung và chuẩn mực kế toán thuế thu nhập nói riêng của các doanh nghiệp.
– Nghiên cứu là một căn cứ có giá trị trong việc đánh giá thực trạng việc áp dụng VAS 17 trong các DN Việt Nam hiện nay và là nguồn thông tin cần thiết cho các cơ quan ban nghành cụ thể là Bộ tài chính nhận định về thực trạng áp dụng VAS 17 trong thời gian qua đồng thời đánh giá được những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán nói chung và VAS 17 nói riêng.
– Giúp cho các doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của VAS 17 để từ đó có những chính sách quan tâm đến công tác kế toán tại đơn vị thông qua việc hỗ trợ kế toán tham gia vào các lớp đào tạo nhằm nâng cao kiến thức liên quan đến chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp nói chung và VAS 17 nói riêng không chỉ cho kế toán mà còn cho nhà quản lý để việc thực thi VAS 17 của đơn vị được hiệu quả hơn.
– Là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nhà nghiên cứu, những đối tượng muốn quan tâm nghiên cứu chuẩn mực kế toán nói chung và VAS 17 nói riêng.
6. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm 5 chương
Phần mở đầu: Tác giả tóm lược thực trạng của chuẩn mực kế toán nói chung và VAS 17 nói riêng để từ đó đưa ra vai trò và lợi ích mà chuẩn mực kế toán thuếTNDN đem lại cho các doanh nghiệp. Đồng thời tác giả đưa ra các mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án.
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Tác giả trình bày các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới các nội dung liên quan đến chuẩn mực kế toán mục đích xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán nói chung và VAS 17 nói riêng; Tác giả đã đúc kết được những thành quả đạt được, những hạn chế của nghiên cứu để tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu để giúp tác giả nhận biết được tầm quan trọng và sự cần thiết, phù hợp phải nghiên cứu chuẩn mực kế toán thuế TNDN.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Chương này làm rõ những khái niệm chính liên quan đến nghiên cứu và cơ sở lý thuyết có liên quan đến nghiên cứu tạo nền tảng vững chắc cho việc giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã kế thừa các nghiên cứu trước theo phương pháp tổng hợp và phân tích từ đó nội suy và khám phá ra vấn đề nghiên cứu thông qua phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp tình huống nhằm thu thập dữ liệu thông qua dàn bài thảo luận thử và thảo luận chính thức như thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi với việc phân tích sâu. Kết quả nội dung thu thập được từ phương pháp tình huống đã giúp tác giả
xác định được mô hình nghiên cứu. Tiếp đến tác giả sử dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu. Để nhằm mục đích đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tốđến việc áp dụng VAS 17 đã được khám phá ở quy trình nghiên cứu định tính. Tác giả tiếp tục nghiên cứu thông qua phương pháp định lượng như đánh giá độ tin cậy của thang đo: Nguồn dữ liệu được tổng hợp từ bảng khảo sát chính thức sau đó tác giả sử dụng kỹ thuật EFA, Crobach’ alpha nhằm loại bỏ các thang đo không phù hợp. Nghiên cứu cũng sử dụng kỹ thuật CFA để kiểm định lại các thuộc tính của các thang đo, kiểm định sự thích hợp của các thang đo.. và phương pháp nghiên cứu cuối cùng sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để xác định mô
hình chính thức.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: Tác giả phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu tình huống, phỏng vấn chuyên gia và phương pháp kiểm định EFA, CFA, SEM trên SPSS 20 và phần mềm AMOS 20 đồng thời thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách: Chương này tác giả đưa ra kết luận và qua đó trình bày những quan điểm gợi ý, định hướng về mặt thực tiễn khi áp dụng VAS 17 hiện nay tại các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời trình bày những hạn chếvà phương hướng nghiên cứu tiếp theo.