ĐH08.004_Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng trên địa bàn thành phố Biên Hòa
Nền kinh tế khó khăn kéo theo những hệ lụy xung quanh nó là không nhỏ, đặc biệt là đối với thị trường tài chính. Trong những năm vừa qua hệ thống Ngân hàng ở nước ta đã chứng kiến không ít vụ sáp nhập giữa các ngân hàng, tiêu biểu là là các vụ: sáp nhập Habubank vào SHB tháng 12/2008, hợp nhất ba ngân hàng SCB, Ficombank và Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa năm 2011, ngân hàng Đại Tín–TrustBank vào trung tuần tháng 9/2012 , ngân hàng Vietcombank xin ý kiến sáp nhập với ngân hàng khác của Việt Nam vào ngày 23/4/2014 tới và nếu vụ việc này di n ra năm 2014 sẽ có thêm nhiều vụ sáp nhập… Trên danh nghĩa việc sáp nhập là để làm tăng khả năng cạnh tranh nhưng đây là dấu hiệu cho thấy các ngân hàng đang hoạt động không hiệu quả và không còn khả năng tự cạnh tranh. Chưa bao giờ việc sáp nhập lại di n ra ồ ạt như hiện nay và dù đã di n ra khá lâu nhưng vấn đề này vẫn đang tạo sức nóng trên thị trường tài chính mà không hề có dấu hiệu giảm sút nào, thu hút nhiều sự quan tâm từ các nhà tài chính, các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cho tới quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn cho các Ngân hàng ở Việt Nam. Nhiều ngân hàng đang phải tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài để chào bán cổ phần như Sacombank, HDBank, MB, ABBank, SouthernBank… Hoạt động này cho thấy các ngân hàng vẫn còn có nhiều khó khăn, thách thức không thể giải quyết làm cho kết quả hoạt động không hiệu quả.
Trước tình hình đó, định hướng hoạt động cho năm 2014, ngân hàng nhà nước chủ trương tiếp tục thực hiện nghị định số 24/2012/NĐ-CP nhằm ổn định thị trường, thực hiện thông tư số 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản và trích lập quỹ dự phòng rủi ro, ra chỉ thị 01/CT-NHNN nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, h trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lí. Tiếp tục tập trung triển khai đồng bộ và quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. Nhằm mục đích thúc đ y một môi trường cạnh tranh và các dịch vụ ngân hàng hiệu quả cho công chúng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng liên tiếp áp dụng các chính sách của chính phủ về lãi suất và tỉ giá hối đoái một cách linh hoạt nhằm thu hút khách hàng.
Cùng với đó, sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ và hệ thống thông tin liên lạc đã góp phần gia tăng sự hội nhập và tương đồng giữa các ngân hàng với nhau. Kết quả là các ngân hàng đang phải đối m t với sự cạnh tranh rất cao và gay gắt. Do đó, để giành chiến thắng trong sự cạnh tranh khốc liệt này và duy trì thị phần của mình, các ngân hàng phải chú ý đến mong muốn của khách hàng ở thời điểm hiện tại và trong tương lai để tối đa hóa sự hài lòng và lòng trung thành khách hàng.
Thành phố Biên Hòa hiện có xấp xỉ 30 ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn, mới đây cũng đã có 1 vụ sát nhập ngân hàng ở Biên Hòa gây sự chú ý trong ngành đó là Ngân hàng Đại Á sát nhập vào Ngân hàng HDbank vào tháng 12/2013 cho thấy hoạt động tài chính của các ngân hàng tại địa bàn đang có nhiều khó khăn, bất cập. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có cuộc nghiên cứu về lòng trung thành khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng nào di n ra trên địa bàn. Việc tìm hiểu lòng trung thành khách hàng trong bối cảnh kinh tế hiện nay là rất cần thiết để các ngân hàng có được cơ sở đúng đắn để có thể đề ra những chính sách phù hợp nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như củng cố địa vị của mình trên thương trường. Cũng chính vì những lý do trên mà nhóm tác giả quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng trên địa bàn thành phố Biên Hòa”.