LA02.064_Bộ ba bất khả thi và lựa chọn chính sách cho Việt Nam
Đặt vấn đề nghiên cứu
Bộ ba bất khả thi là một trong những lý thuyết quan trọng của tài chính quốc tế, được phát triển dựa trên những ý tưởng của Robert Mundell và Marcus Fleming vào thập niên 1960. Theo lý thuyết này, một quốc gia không thể đồng thời đạt được cả ba mục tiêu: chính sách tiền tệ độc lập, tỷ giá cố định và tự do hoá dòng vốn. Hàm ý của lý thuyết cho rằng do các chính phủ luôn phải đối mặt với sự đánh đổi các mục tiêu này. Chẳng hạn, nếu chọn hội nhập tài chính sâu hơn thì phải ổn định tỷ giá ít hơn hoặc độc lập tiền tệ ít hơn, hoặc giảm mức độ đạt được cả hai mục tiêu còn lại. Mặc dù chuẩn mực ban đầu của lý thuyết bộ ba bất khả thi không đưa ra bất kỳ công thức hay tiêu chuẩn nào để nói lên một cách chính xác sự kết hợp giữa ba chính sách của bộ ba bất khả thi, nhưng cùng với sự phát triển và những biến động trên thị trường tài chính quốc tế, đã có rất nhiều nghiên cứu đi sâu tìm hiểu, đo lường mức độ đạt được các mục tiêu chính sách và mức độ phù hợp của sự đánh đổi giữa ba mục tiêu, cũng như những khía cạnh khác liên quan mật thiết tới lý thuyết bộ ba bất khả thi.
Một trong những hướng nghiên cứu quan trọng và mang ý nghĩa thực tiễn cao là sự lựa chọn kết hợp các mục tiêu chính sách theo lý thuyết bộ ba bất khả thi ở từng quốc gia/ khu vực như thế nào; sự lựa chọn đó có thể tác động ra sao đến nền kinh tế. Xác định được chiều hướng cũng như mức độ tác động của chính sách sẽ rất quan trọng trong việc giúp chính phủ và các cơ quan quản lý vĩ mô có thể xây dựng và thực thi chính sách hợp lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án Các nghiên cứu về tác động của chính sách độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính đến nền kinh tế thường tập trung phân tích việc lựa chọn chính sách tác động đến các biến vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng, bất ổn trong lạm phát và bất ổn tăng trưởng, nhưng chưa đề cập đến tỷ lệ thất nghiệp. Điển hình như nghiên cứu của Cukierman và cộng sự (1993) về vai trò của chính sách tiền tệ độc lập đã chứng minh rằng độc lập tiền tệ có tương
quan thuận với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Hay nghiên cứu của Rodrik (1998), Easterly và cộng sự (2001) cho rằng hội nhập mậu dịch làm gia tăng bất ổn tăng trưởng; trong khi Krugman (1993) lại có bằng chứng cho thấy hội nhập mậu dịch làm giảm bất ổn tăng trưởng.
Nghiên cứu của Ed ards và Levy eyati (2003), Haruka (2007) đưa ra kết quả rằng những nền kinh tế với tỷ giá hối đoái ổn định hơn có khuynh hướng chịu bất ổn tăng trưởng cao hơn, đối với cả nhóm nước k m phát triển và thị trường mới nổi, điều này hàm ý rằng các nền kinh tế với tỷ giá hối đoái linh hoạt thì sẽ có mức độ bất ổn tăng trưởng thấp hơn. Tuy nhiên, khi những nước này tích lũy được lượng dự trữ ngoại hối lớn, có khả năng giảm bất ổn tăng trưởng. Nghiên cứu của Ai enman và cộng sự (2008) đã rút ra những khác biệt về sự lựa chọn chính sách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các tác giả phát hiện ra rằng ở các nước đang phát triển: độc lập tiền tệ cao có thể làm giảm bất ổn tăng trưởng trong khi ổn định tỷ giá hối đoái nhiều hơn làm tăng bất ổn tăng trưởng, nhưng tác động này có thể giảm bớt bởi sự tích lũy dự trữ ngoại hối; độc lập tiền tệ có tương quan với mức độ lạm phát cao trong khi ổn định tỷ giá hối đoái và hội nhập tài chính cao có thể làm giảm mức độ lạm phát; ổn định tỷ giá hối đoái trong khi phát triển tài chính ở mức độ trung bình có thể làm gia tăng bất ổn tăng trưởng; hội nhập tài chính cao với mức độ phát triển tài chính cao cũng có thể làm gia tăng bất ổn; dòng vốn đầu tư gián tiếp và vay mượn ngân hàng có thể làm gia tăng bất ổn trong lạm phát.
Gần đây, nghiên cứu của Ai enman và Ito (2012) về các nền kinh tế thị trường mới nổi cho thấy ở những nước này, tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý được củng cố bởi lượng dự trữ ngoại hối lớn, mức độ độc lập tiền tệ trung bình và hội nhập tài chính có kiểm soát. Các nền kinh tế thị trường mới nổi với những lựa chọn chính sách hội tụ lại vùng trung gian có xu hướng chịu ít bất ổn trong tăng trưởng hơn trong hai thập niên gần đây. Như vậy ngoài việc đánh giá xu hướng chính sách và tác động ở các quốc gia, nghiên cứu cũng tiếp tục nhấn mạnh vai trò của dự trữ ngoại hối như một điều kiện để các quốc gia có thể phát huy tối đa các kết hợp chính sách của mình. Các nghiên cứu về bộ ba bất khả thi được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế hầu hết xem x t cho mẫu bao gồm nhiều quốc gia (như các nghiên cứu của Ai eman và cộng sự (2008 và 2010) cho trên 170 nước), hoặc cho một nhóm các quốc gia Châu Á (Patnaik và Shah (2010)), rất ít nghiên cứu cho riêng từng quốc gia (như Hsing (2013) về Bra il, Hsing (2012) về Hy Lạp). Trong số các quốc gia được quan sát, Việt Nam hầu như rất ít được đưa vào bởi khó khăn lớn nhất là những hạn chế về mặt số liệu. Những nghiên cứu có Việt Nam cũng mới dừng lại ở những chỉ tiêu đo lường các chính sách bộ ba về mặt pháp lý mà chưa phản ánh thực tế việc thực thi các chính sách đó như thế nào.
Trong khi đó ở Việt Nam, một số nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết bộ ba bất khả thi để phân tích sự lựa chọn chính sách hoặc sử dụng các chỉ số của Ai enman, Chinn, Ito để đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập, hội nhập tài chính và ổn định tỷ giá hoặc sự kết hợp các chính sách vĩ mô. Như bài báo của các tác giả Phạm Thị Tuyết Trinh (2010), Lê Phan Thị Diệu Thảo (2010), Nguyễn Trần Thục Anh (2010), Nguyễn Đại Lai (2013)… Nhưng hầu hết các nghiên cứu đều dừng ở việc phân tích những biểu hiện của lý thuyết bộ ba bất khả thi ở Việt Nam dưới góc độ phân tích thực trạng, chưa đi vào đánh giá vai trò của các kết hợp chính sách đó ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, hoặc chưa lượng hóa được một cách cụ thể vai trò này, do đó chưa có nhiều đóng góp rõ ràng về mặt chính sách