Saturday, April 1, 2023
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Tiến Sĩ Luật

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

admin by admin
May 2, 2016
in Luật, Tiến Sĩ
0
Luận án tiến sĩ luật
648
SHARES
3.6k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

LA32.015_Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử xã hội loài người, là một trong những giá trị tinh thần quý báu và cao cả nhất của nền văn minh nhân loại trong thời đại hiện nay. Quyền con người bao gồm những quyền không thể tước bỏ, do đó, bảo vệ quyền con người chính là những bảo đảm pháp lý toàn cầu, có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến quyền con người. Ở Việt Nam, bảo vệ quyền con người đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, chú trọng. Điều này được thể hiện ở thành quả về xây dựng lý luận về bảo vệ quyền con người cũng như thực tiễn bảo đảm quyền con người, như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã chỉ rõ: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân” [31, tr.76]; “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người” [31, tr.85]. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) tại Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân” [31, tr.247]. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 cũng nhấn mạnh: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”; “Phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện” [31, tr.100].

Đối tượng người chưa thành niên (nói chung) và trẻ em (nói riêng), bộ phận chiếm tỷ lệ khá lớn, là những chủ thể đặc biệt (có những đặc điểm riêng về tâm sinh lý và sự phát triển), do chưa biết cách tự bảo vệ mình khi đứng trước những sự kiện pháp lý (là những tình huống, hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sống có liên quan với sự xuất hiện, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật) có liên quan, nên cần phải có những bảo đảm pháp lý đầy đủ, cần thiết và đáp ứng phù hợp. Nhận thức được tầm quan trọng này, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy việc bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên. Việt Nam là quốc gia thứ 2 trên thế giới ký Công ước về quyền trẻ em. Việt Nam cũng đã xây dựng được một hệ thống pháp luật khá đầy đủ tạo căn cứ pháp lý quan trọng cho các cơ quan bảo vệ pháp luật để bảo vệ trẻ em nói chung và người chưa thành niên trong các vụ án hình sự nói riêng.

Liên quan đến lĩnh vực tư pháp hình sự, trong thời gian qua, NCTNPT đang có xu hướng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm của hành vi (theo VKSND tối cao “tỷ lệ tội phạm vị thành niên bị VKSND truy tố đã tăng lên; tỷ lệ tăng bình quân 10% hàng năm”). Do đó, khi phải đối mặt với những sự kiện pháp lý như đã nêu, NCTN cần một sự bảo đảm vững chắc và hữu hiệu từ phía những quy định của pháp luật TTHS. Yêu cầu này đòi hỏi, bên cạnh các biện pháp nhằm bảo đảm và bảo vệ NCTN trong xã hội, thì Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng cần có những điều chỉnh kịp thời, thích hợp (về chính sách hình sự cũng như thủ tục tố tụng) dành cho đối tượng này để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của họ khi tham gia tố tụng. Điều này không ngoài mục đích bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự; phù hợp với xu thế nhân đạo hóa của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự trong nhà nước pháp quyền.

Hiện tại Việt Nam chưa có hệ thống tư pháp dành riêng cho NCTN theo đúng ý nghĩa của thuật ngữ này. Về thể chế, chúng ta mới chỉ có Chương XXXII (từ Điều 301 đến Điều 310) BLTTHS quy định về thủ tục tố tụng đối với NCTN. Tuy nhiên, các quy định này chưa đủ chi tiết, cụ thể để các cán bộ tiến hành tố tụng bảo đảm hệ thống được vận hành phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Do đó, trên thực tế, như nhận định của của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 02/01/2001: Công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp. Điều này đồng nghĩa với việc quyền, lợi ích của con người (trong đó có thể có NCTN) chưa thực sự được bảo vệ.

Chính vì vậy, tác giả chọn việc nghiên cứu đề tài Luận án “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” với mong muốn có những đóng góp không chỉ cho việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của NCTN mà còn thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách tư pháp, góp phần xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN.

  1. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

– Mục đích tổng quan: Luận án giải quyết toàn diện, đầy đủ sâu sắc và có hệ thống những vấn đề lý luận về quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong tố tụng hình sự; thông qua việc phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên và đề ra các giải pháp. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự, tố tụng hình sự; nâng cao nhận thức của các chủ thể tiến hành tố tụng, cũng như toàn xã hội trong việc bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS.

– Mục tiêu cụ thể:

Hướng tới việc hoàn thiện hệ thống tư pháp trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN. Chỉ ra những yêu cầu của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong điều kiện xây dựng xã hội công bằng, tất cả vì giá trị của con người; theo đó:

+ Đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật thực định trong lĩnh vực tư pháp hình sự bảo vệ quyền của NCTN tại Việt Nam;

+ Đề xuất những giải pháp hoàn thiện hệ thống tư pháp hình sự bảo vệ quyền của NCTN của Việt Nam và các thiết chế gia đình – xã hội bảo đảm khác.

2.2. Nhiệm vụ

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể, đề tài hướng tới các nhiệm vụ sau:

Một là, làm rõ hệ thống quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam;

Hai là, làm rõ những quy định và yêu cầu của pháp luật tư pháp hình sự Quốc tế trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN;

Ba là, chỉ ra những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN, cũng như những tồn tại trong thực tiễn áp dụng của hệ thống tư pháp hình sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

Bốn là, kiến giải hướng tới hoàn thiện các quy định của pháp luật thực định và hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng đặc thù nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Căn cứ trên mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, đối tượng mà đề tài Luận án tập trung nghiên cứu là những vấn đề sau:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Người chưa thành niên;

Nếu căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam, khái niệm “người chưa thành niên” hoàn toàn khác với “trẻ em”. Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng trong Luận án, tác giả nghiên cứu về “người chưa thành niên” là người dưới 18 tuổi, do độ tuổi này phù hợp với quy định chung về “trẻ em” theo pháp luật quốc tế (Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989), đồng thời, độ tuổi này cũng được yêu cầu bảo vệ khá phổ biến trong các văn kiện pháp luật quốc tế. Do đó, khi nghiên cứu các quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chuẩn mực quốc tế, thuật ngữ “trẻ em” nhằm chỉ nhóm đối tượng tất cả những người dưới 18 tuổi, hoàn toàn phù hợp với đối tượng NCTN mà tác giả nghiên cứu trong luận án.

Khi xem xét đánh giá đối với hệ thống pháp luật TTHS Việt Nam, mặc dù tên Đề tài chỉ phạm vi “theo pháp luật TTHS Việt Nam” nhưng do pháp luật TTHS là luật hình thức, việc nghiên cứu không thể toàn diện nếu không gắn với việc nghiên cứu các quy định của luật nội dung – pháp luật Hình sự. Do đó, trong Luận án, tác giả sẽ nghiên cứu các quy định của cả hai Bộ luật này để làm rõ các quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN.

Thứ hai, nghiên cứu về cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

NCTN tham gia trong TTHS với các tư cách chủ thể khác nhau như người phạm tội, người bị hại, người làm chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan… Tuy nhiên, do TTHS thực chất là mối quan hệ quyền lực, trong đó bên có quyền lực áp dụng các biện pháp cưỡng chế là Nhà nước mà đại diện là các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị tình nghi, bị can, bị cáo là những người thuộc phía yếu thế (do trong quan hệ này, quyền lực nhằm vào họ, họ phải đối mặt với cả bộ máy các cơ quan nhà nước buộc tội họ với đội ngũ cán bộ được trả lương và cung cấp các trang bị cần thiết, có các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật, người bị buộc tội có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và khó có khả năng bình đẳng với bên buộc tội trong việc chứng minh, thu thập chứng cứ và trình bày chứng cứ; không dễ dàng gì trong việc sử dụng quyền tiếp cận công lý như thuê luật sư, tìm và hiểu các quy định của pháp luật, các thủ tục tố tụng). Mặt khác, do những đặc điểm riêng biệt về tâm sinh lý, nhận thức của lứa tuổi, nên đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, nguy cơ bị các cơ quan tiến hành tố tụng/người tiến hành tố tụng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ là có biểu hiện rõ rệt nhất trong suốt quá trình tiến hành tố tụng. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu về nhóm đối tượng NCTN phạm tội, và trong Luận án, tác giả sử dụng cụm từ NCTN trong quá trình phân tích các thủ tục TTHS chính là nói đến nhóm chủ thể này.

Mặt khác, theo pháp luật TTHS Việt Nam, TTHS gồm các giai đoạn: Điều tra – Truy tố – Xét xử – Thi hành án. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm thi hành án không phải là một khâu trong chuỗi các hoạt động tố tụng hình sự mà cần phải tách ra thành một hệ thống pháp luật, ngành khoa học nghiên cứu riêng và do giai đoạn Thi hành án đã được điều chỉnh chi tiết bằng Luật Thi hành án hình sự, nên trong Luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN phạm tội trong ba giai đoạn: Điều tra, Truy tố và Xét xử sơ thẩm.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi về không gian:

+ Quốc tế: Đặc điểm của quyền con người là có tính phổ biến (cái chung), tuy nhiên quyền của NCTN lại có tính đặc thù (cái riêng). Do đó, phạm vi nghiên cứu trước hết là quyền của NCTN nói chung trong các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi quốc tế, được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc tế như các công ước, điều ước quốc tế. Trong phạm vi này, tác giả sẽ phân tích nội dung, tính chất, đặc điểm các quyền của NCTN trong Tư pháp hình sự quốc tế; những biện pháp, cơ chế bảo vệ các quyền này. Những nghiên cứu này sẽ làm cơ sở để so sánh, đánh giá pháp luật, thực tiễn Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS.

+ Việt Nam: tác giả nghiên cứu về quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong phạm vi các quy định của Việt Nam, bao gồm: các quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề quyền con người, quyền của NCTN, quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS; về vai trò, nhiệm vụ bảo vệ quyền con người (trong đó có quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN) của pháp luật TTHS trong nhà nước pháp quyền…; những quy định của PLHS và TTHS về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN, cũng như các vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn áp dụng của các cơ quan, người tiến hành tố tụng khi giải quyết các vụ án liên quan đến NCTN.

– Phạm vi về thời gian: Việc nghiên cứu được tác giả phạm vi trong mốc thời gian từ thời điểm có hiệu lực của BLTHS 2003 (ngày 1/7/2004) đến thời điểm hiện tại.

  1. Ý nghĩa và các đóng góp mới của luận án

4.1. Ý nghĩa

– Ý nghĩa về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án làm giàu thêm lý luận về quyền của NCTN nói chung và quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong tố tụng hình sự nói riêng. Góp phần luận giải tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người, đó là: đồng thời với việc coi quyền con người là giá trị được thừa nhận chung, thì nó cũng được cụ thể hóa trong các lĩnh vực của đời sống xã hội (như tố tụng hình sự), với từng đối tượng cụ thể (người chưa thành niên) và ở từng quốc gia (Việt Nam).

– Ý nghĩa về thực tiễn: Thực tiễn công tác tư pháp hình sự của chúng ta trong thời gian qua cho thấy, quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS vẫn chưa được bảo vệ tốt nhất. Điều này xuất phát từ việc xã hội, nhà nước nói chung và các nhân viên tư pháp hình sự chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ quyền của NCTN trong TTHS. Với việc đưa ra nhận thức đầy đủ, toàn diện, có hệ thống lý luận về quyền của NCTN trong TTHS và phân tích thực trạng của vấn đề này sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật TTHS, đem đến sự nhận thức đúng đắn đối với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong thực tế.

4.2. Những đóng góp mới của luận án

Với phương pháp tiếp cận hiện đại, phương pháp tiếp cận liên ngành khoa học xã hội: Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Tội phạm học, Nạn nhân học, Xã hội học, Giáo dục học, Tâm lí học… tác giả mong muốn trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn cần thiết, Luận án sẽ đưa ra những giải pháp, kiến nghị có giá trị thực tiễn cao nhằm hoàn thiện thể chế, thiết chế (các cơ quan tiến hành tố tụng) cũng như các thiết chế gia đình – xã hội, bao gồm:

Thứ nhất, nghiên cứu, đề xuất một số khái niệm về ” Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” và “Bảo vệ Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”;

Thứ hai, đánh giá đầy đủ, hoàn chỉnh qua đó làm rõ những bất cập, thiếu sót, vướng mắc đối với các quy định của BLTTHS 2003 trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN cũng như thực tiễn áp dụng;

Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng bổ sung những quy định thể chế; thiết chế TTHS; gia đình – xã hội đặc thù cho NCTN nhằm tăng cường hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN vi phạm pháp luật.

  1. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự

Chương 3: Thực trạng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Chương 4: Các giải pháp nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

LA32.015_Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Previous Post

Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam

Next Post

Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

by admin
February 24, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

by admin
February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

by admin
February 9, 2020
Next Post
Luận án tiến sĩ luật

Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng

Nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nhân tố hấp thụ lên tăng trưởng kinh tế

June 15, 2018
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển

Phát huy vai trò của Nhà nước trong phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

July 31, 2015
Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển

Thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa-bàn-Hà-Nội

September 27, 2016
Luận văn thạc sĩ kế toán

ThS09.001_Một số định hướng cho kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế

July 26, 2015

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.