LA31.005_Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam
THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên luận án: Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số: 62 38 01 01
Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Văn Thành
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Luyện
Cơ sở đào tạo: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là tạo các điều kiện cần và đủ nhằm bảo đảm hiện thực hóa nguyên tắc tranh tụng một cách nghiêm túc, triệt để tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; tạo điều kiện cho các bên tham gia tố tụng đưa ra quan điểm, chứng cứ và tranh luận để làm sáng tỏ sự thật của vụ án trên cơ sở những chứng cứ không thể bác bỏ, nhằm mục đích xác định sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có hành vi phạm tội, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác, bảo vệ pháp chế, pháp luật, giám sát hoạt động tư pháp, bảo vệ công lý, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.
2. Những bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng về bảo đảm tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay: 1) Đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, đội ngũ luật sư chưa bảo đảm thực hiện hoạt động tranh tụng bình đẳng trong tố tụng hình sự; 2) Hồ sơ vụ án trong xét xử sơ thẩm và những chứng cứ hoàn toàn do các cơ quan tiến hành tố tụng kiểm soát với chất lượng chưa cao, thiếu tính thuyết phục; 3) Công tác tổ chức thực hiện, trình tự bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và những điều kiện, cơ sở vật chất bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự còn nhiều hạn chế.
3. Một số giải pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay là: 1) Thống nhất và nâng cao ý thức pháp luật về bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự ở Việt Nam; 2) Tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự hiện hành bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; 3) Xây dựng Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, sửa đổi Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật Luật sư; 4) Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; 5) Xây dựng đội ngũ cán bộ nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; 6) Hoàn thiện các thiết chế bổ trợ tư pháp; 7) Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động xét xử, chế độ chính sách cho đội ngũ Thẩm phán; 8) Hoàn thiện cơ chế giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử của tòa án nói riêng; 9) Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động xét xử vụ án hình sự.
BRIEF INFORMATION ON THE CONTRIBUTION OF DOCTORAL THESIS
Title: Ensuring the principle of adversary in the first instant court of criminal cases in accordance with judicial reform in Vietnam
Field of Study: Theory and history of state and law Code: 62.38.01.01
PhD Candidate: Hoang Van Thanh
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Tran Van Luyen
Training Institution: Ho Chi Minh National Academy of Politics
SUMMARY OF THE MAJOR CONCLUSIONS
1. Ensuring the principle of adversary in the first instant court of criminal cases is to create the prerequisite and necessary conditions for ensuring the realization of the adversarial principle seriously and thoroughly at the first instance trial in criminal cases; enabling the parties participating in proceedings process to provide evidences and arguments to clarify the facts of the case on the basis of irrefutable evidence, aiming at determining the objective truth of the case, protecting the legitimate rights and interests of persons who have committed offense, victims and other people involved in legal proceedings in order to protect legal system, law, justice, to monitor judicial activities, to propagate, disseminate and educate the laws.
2. The inadequacies in regulations and practices applicable to ensure the principle of adversary in the first instant court of criminal cases in Vietnam today include 1) judges and jurors are insufficient in quantity, restrictions on the quality, lawyers are not able to participate equally in the adversarial process of criminal proceedings; 2) the case file of the first-instance trial and the evidences are completely controlled by bodies conducting legal proceedings with limited quality and lack of convincing; 3) the organizing for implementation and procedure to ensure the adversarial principle in trial of in first instance criminal cases and the conditions and facilities to ensure the principle of adversary in the first instant court of criminal cases remain limited.
3. Solutions to ensure the implementation of the principle of adversary in the first instant court of criminal cases in accordance with judicial reform in Vietnam today include: 1) to unity and enhance legal awareness on ensuring the principle of adversary in the first instant court of criminal cases in Vietnam; 2) to continue improving existing criminal laws to ensure adversarial principle in the first instance trial of criminal cases; 3) to draft the Law on Organization of criminal investigation bodies, to amend the Law on Organization of the People’s Procuracy, the Law on Organization of People’s Courts, the Law on Lawyers; 4) to improve criminal proceedings model in order to ensure the principle of adversary in the first instant court of criminal cases; 5) to strengthen capacity for law enforcement official in order to ensure the principle of adversary in the first instant court of criminal cases; 6) to improve judicial support institutions; 7) to develop material and technical basis for judicial activities, policies and incentives for judges; 8) to improve monitoring mechanisms of the National Assembly and People’s Councils; to monitor and to ensure social debate on judicial activities in general and judicial activities of the courts in particular; 9) to expand and to strengthen international cooperation in judicial activities of criminal cases.